Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/36

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
32
NAM PHONG

giả lương biết bao nhiêu ôn giáo dậy tiếng do-thái, tiếng hi-lạp, tiếng lạp-đinh, dậy triết-học, số-học, v. v... Kể cái cái tiền của nhà nước cùng bọn phú-hào để riêng mà giúp cho sự học trong nước, các trường đại-học nhớn ấy cũng không dùng đến hết cả. Khắp các đô-thị, các địa-phương, những nhà đại-phú đều dựng những bác-vật-quán, thư-viện, lập các thứ trường học cho đàn ông, đàn bà, cho người thường dâ, cho các bọn trung-lưu, để ban-bố cái phổ-thông học-thức, tăng-tiến sự thực-nghiệp giáo-dục. Sự thực đã hiển-nhiên như thế mà nói rằng các bọn thượng-lưu bên Mĩ-châu, ngoài tiền bạc không thiết đến việc gì nữa thì thật là nói nhầm vậy. Nhưng mà có người lại nói rằng người Mĩ không biết thích cái mĩ-thuật ; những đô-thị của họ trông xấu lạ. Nói rằng những đô-thị của người Mĩ đẹp thì thật cũng khôn dám quyết như thế ; nhưng mà nói rằng người Mĩ không thiết cái đẹp, không biết công mà làm cho đất nước mình đẹp ra, thì là quá đáng vậy. Phàm những trường dạy nghề kiến-chúc ở bên Âu-châu, nhất là trường kiến-chúc ở Paris, là đầy những người Mĩ sang học chăm chỉ lắm. Cái số tiền của các đô-thị, các địa-phương, các nhà ngân-hàng, các công-ti bảo-hiểm, trường đại-học, sở hỏa-sa, xuất ra để sây dựng những nhà cửa trang-hoàng, thật là không thể tư-lượng được. Những nhà cửa ấy chắc chưa phải là những tuyệt-tác công-trình ; nhưng ai dám nói rằng bên Mĩ không có lắm nhà thật đẹp, không có những tay kiến-chúc đại-gia ? Bên Âu-châu ta lại thường nói người Mĩ có cái tính phàm đồ cổ hay mua thật đắt, bất cứ đồ gì, đồ mạo sưng là cổ cũng mua, không biết phân biệt cái sấu cái đẹp, cái thực cái giả. Nhưng ai đã có đi lại các nhà những bực giầu có bên Mĩ mới biết rằng ở bên Mĩ cũng như ở mọi nơi, tuy có kẻ hiếu kỳ, kẻ mắc lừa, nhưng cũng nhiều người sành biết mua những đồ đẹp.

Túng-sử có một nhà làm sách thích cái lối nghịch-thuyết mà muốn cố cãi rằng người Mĩ còn có nhiều cái « lý-tưởng chủ-nghĩa » hơn người Âu-châu, thì cũng dễ lắm ; nếu cho sự thích phàm cái mĩ-thuật nào, cái tư-tưởng nào, cái tôn-giáo nào, cũng muốn hiểu, muốn cảm, muốn lý-hội được cả, là thuộc về lý-tưởng chủ-nghĩa, thì người Mĩ thật có nhiều cái chủ-nghĩa ấy... Các ông thử đến chơi thành Nữu-ước : trong thành phố thì các ông thấy lối kiến-chúc nào cũng có, trong thư-viện thì sách văn-chương gì cũng có. trong nhà giáo-đường thì đủ các tôn-giáo, trong nhà diễn-kịch thì đủ các âm-nhạc, trong nhà ở riêng thì đủ các lối trang-sức trong thế-giới. Mà cái thành Nữu-ước ấy thật là biểu-hiệu được rõ ràng cái trí muốn điều-hòa hết thẩy, cái trí ấy tuy chưa được phân-minh mà còn nông nổi, nhưng thực là cái đặc-tính của người Mĩ ngày nay vậy. Về đường triết-học thì cái trí ấy nó phát-hiện ra cái « thực-nghiệp chủ-nghĩa ». Người ta thường nói cái « thực-nghiệp chủ-nghĩa » của người Mĩ lấy phàm lý-tưởng nào có thể dùng được việc là lý-tưởng chính-đáng, thực là muốn đem cái lý-tưởng làm nô-lệ cho cái thực-nghiệp, có phải hay không ? Tôi thiết-tưởngai đã sang hô-hấp qua cái không-khí đất Mĩ-châu thì không thể tin như thế được nữa. Không phải thế, cái « thực-nghiệp chủ-nghĩa » vẫn là một cái-lý-thuyết chủ sự điều-hòa hết thẩy, muốn đặt cho người ta một cái phương-kế để điều-hòa được mọi lý-tưởng, lý-thuyết phản-đối nhau mà chứng rằng phàm lý-tưởng dù trái nhau đến nỗi không thể dung nhau được, cũng có thể giúp cho người ta được khôn hơn, mạnh hơn, hay hơn lên. Như thế thì việc gì mà tranh-giành nhau cho cái lý-tưởng này thắng - đoạt được cái lý-tưởng kia, cứ để cho người ta được tự-do dùng mỗi cái cho hết lợi, chẳng hơn ư ? Phàm người nào đã quen biết đất