Bước tới nội dung

Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/39

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
35
TRIẾT-HỌC BÌNH-LUẬN
tổ của văn-minh ta đời xưa là những văn-minh nghèo cả ; người đời xưa phải hạn-chế cái lòng tham-dục, cái trí phát-khởi, cái tính mạo-hiểm, cái tài tân-tạo của mình ; sinh-sản được ít mà chậm, khổ về sự thiếu thốn những đồ vật-liệu, mà lại coi cái việc làm tiền của là một sự bất-đắc-dĩ. Nhưng nhất-thiết mọi sự khác, hoặc là về mĩ-thuật, về văn-chương, về luân-lý, về tôn-giáo đều cố công cho tới một cái tuyệt-phẩm mô-phạm rất khó. Cứ xét như đại-để các công-nghệ ngày xưa đều có một cái tính-cách thuộc về mĩ-thuật, xét các thuật trang-sức ngày xưa quan-trọng là nhường nào, cùng xét những cách thuộc về tu-thân, lễ-nghi, hình-thức, thì cũng đủ chứng được điều ấy. Thời bấy giờ cái phẩm cao hơn cái lượng, mà những văn-minh ấy sở-dĩ phải chịu bấy nhiêu sự hạn-chế ngày nay ta lấy làm lạ, chẳng qua cũng là chịu cái đại-giá tất-nhiên của bấy nhiêu sự khôn-khéo mà thôi.... Nay ta đã phá đổ cái thế-giới của ông cha ta ngày xưa. Ta đã lấy sự tăng nhiều của cải làm mục-đích ; ta đã chiếm được cái quyền tự-do, phá được gần hết những sự hạn-chế ngày xưa ; nhưng mà ta lại phải bỏ gần hết những cái lý-tưởng tuyệt-phẩm cũ về mĩ-thuật, luân-lý, tôn-giáo mà tổ-tiên ta tôn-trọng ngày xưa, mà nhất-thiết cái gì ta cũng phải đem cái phẩm làm hi-sinh cho cái lượng. Thử xét cái nguy-cơ của sự «cổ-điển học-vấn» ngày nay. Làm sao người đời xưa ham học sách Homère sách Cicéron [1] như thế ? Vì rằng các nhà đại văn-gia Hi-lạp Lạp-đinh, thời bấy giờ coi là cái mẫu của sự tuyệt-phẩm về văn-chương, bọn tai mắt trong dân sùng-phụng lắm, chớ không những là một cái trang-sức của trí-thức mà thôi đâu. Cái văn-chương hay đời bấy giờ nó làm cho được lòng yêu chuộng của chúng, được nổi danh tiếng, có khi được vinh-hiển, được ngôi cao chức trọng. Nhưng mà những bậc mô-phạm về văn-chương ấy, trong thế-kỷ mới rồi đã mất thế lực đi nhiều lắm ; hoặc là bởi có nhiều người đã biết thưởng-giám nhiều lối văn-chương khác, hoặc là bởi đời nay cần phải nói nhanh quá, viết nhanh quá mà lấy những cái mô-phạm ấy là một sự phiền... Thử lấy một nhà ra ứng bầu làm chức Tổng-thống nước Mĩ, mỗi ngày phải độc đến mươi mười lăm bài diễn-thuyết dài, mà muốn cho mỗi bài phải theo cho đúng mực những lề lối nhà diễn-thuyết như ông Cicéron, ông Quintilien ngày xưa đã đặt ra, thì thể sao được ? Nhưng mà đến ngày cái « cổ-điển học-vấn » đã không coi là cái mẫu cho sự thưởng-giám về văn-chương nữa, thì tất là phải suy-đồi đi ; các sách vở ngày xưa đã không coi là sách mô-phạm nữa thì tất cũng hạ xuống bậc như mọi sách khác, có nhẽ nhiều người xem lại không thích bằng những sách văn-chương mới thời nay. — Người ta cũng lại thường nói đến cái nguy-cơ của các nghề mĩ-thuật, son phải phân-biệt mới được. Phàm các mĩ-thuật có thể chia ra làm hai hạng : một hạng là những nghề làm cho vui người ta, làm cho người ta qua thì-giờ cho có hứng-vị, như nghề âm-nhạc, diễn-kịch, nghề văn-chương cũng có một ít ; hai là những nghề làm cho đẹp đẽ thế-giới, nhưng nghề kiến-chúc, điêu-khắc, hội-họa cùng đại-để các nghề trang-sức. Tuy hết thẩy các nghề mĩ-thuật ngày nay là vào buổi nguy-cơ cả, nhưng cái nguy-cơ nó còn sâu hơn cho những nghề thuộc về hạng thứ nhì. Không thời-đại nào tiêu nhiều tiền bằng đời ta để trang-sức cho thế giới được đẹp ; không thời đại nào nuôi đến một đội quân những người chuyên về nghề kiến-chúc, điêu-khắc, hội-họa, trang-sức, nhiều rất dữ bằng đời ta, không có thời-đại nào xây dựng được nhiều bằng đời ta những đô-thị, lâu-đài, vườn-hoa, cầu-cống, đường-phố... Cớ sao mà ta lại không bằng lòng những cái công-trình đã thành được ? Cớ sao mà người Mĩ-châu tiêu biết cơ man nào

  1. Homère là nhà làm thơ Hi-lạp ; Cicéron là nhà hùng-biện La-mã.