Bước tới nội dung

Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/40

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
36
NAM PHONG

là của để trang-sức cho những nơi đô-thị của mình, mà vẫn không tài nao dựng được một cái nhờ thờ đẹp bằng nhà thời Saint-Marc ở thành Venise, hay là nhà Đại-giáo-đường ở thành Paris ? Ta đã nói rằng đời này cái gì cũng có : tiền, người thợ làm, cái lòng sở thích muốn làm những sự đẹp đẽ : vậy thì còn thiếu cái gì ? Chỉ thiếu có một cái : là cái thì-giờ vậy. Một ngày tôi nói chuyện với một nhà kiến-chúc có tài ở Nữu-ước, tôi có khen cái nghề kiến-chúc ở nước Mĩ. Ông ta cười mà giả nhời tôi rằng : « Phải, phải, các ông đồng-bào tôi túng-sử phải xuất một trăm triệu bạc để dựng một cái nhờ thời đẹp bằng nhà thờ Saint-Marc ở thành Venise, thì cũng bằng lòng bỏ tiền ra ngay ; nhưng mà các ông ấy bắt tôi một điều là phải làm xong trong 18 tháng ». Cái câu nói thực là có ý-vị vậy. Làm thế nào mà trang-sức được một cái thế-giới biến-cải luôn luôn, không có cái gì nhất-định, cái gì cũng muốn làm cho nhiều, nhà cửa cũng vậy, đồ dùng cũng vậy ? Muốn xây dựng được những lâu-đài đẹp, chế-tạo những đồ dùng đẹp, muốn cho đạt tới một cái tuyệt-phẩm lý-tưởng, tihf phải có thì-giờ, phải biết khoan-khoan chầm-chậm, phải có một sự hạn-chế phải chăng. phải có sự yếu-cần riêng về đường vật-liệu, phải cho cái lòng sở thích bền bền mới được. Không thể xây một cái nhà thờ Saint-Marc hay một nhà Đại-giáo-đương trong 18 tháng được, mà nước Pháp về thế-kỷ thứ 18, nếu cái thời-thượng lúc bấy giờ đã hay bất-nhất như đời bây giờ, ai ai trong hạn 10 năm cũng phải thay đổi đồ dùng một lần, thì thể nào mà sáng tạo được những lối trang sức đẹp có tiếng trong thế-giới ?

IV

Còn biết bao nhiêu điều khác nữa có thể kể ra làm chứng được ! Ta thử xét quanh mình ta ; đâu đâu cũng thấy cái lượng với cái phẩm cạnh-tranh nhau, mà sự cạnh-tranh ấy tựa hồ như là cái phần cốt-chính trong văn-minh ngày nay. Thực thế, trong thời-đại ta có hai cái thế-giới nó tranh-cạnh nhau ; nhưng hai cái thế-giới ấy không phải như nhiều người tưởng nhầm là Âu-châu với Mĩ-châu đâu, thực là cái lượng với cái phẩm vậy ; mà hai cái nó tranh giành nhau làm cho rối-loạn khổ-sở cả Mĩ-châu lẫn Âu-châu. Người ta sở-dĩ không giải được sự tiến bộ là cái gì, sở-dĩ phải chịu cái sự trái ngược lạ lùng là lúc nào cũng vẩn tin rằng thế-giới có tiến-bộ, mà bao giờ cũng thấy than rằng thế-giới suy-đồi, cũng là do sự cạnh-tranh ấy cả. Đời ta đã tăng cái lượng của nhiều vật, mà làm hủy-hoại mất cái phẩm của nó đi ; thành ra nếu xét về phương-diện cái lượng thì xem như tiến-bộ được nhiều lắm ; mà xét về phương-diện cái phẩm thì xem như lại suy-đồi vậy. Ta không biết lấy cái phương-trâm ở đâu nữa, vì ta cứ nhầm lẫn luôn hai cái tỉ-lệ với nhau, là cái lượng cùng cái phẩm, khi thì dùng cái này, lúc thì dùng cái kia. Thử đem một nhà « kiến-chúc-thuật chuyên-môn » với một người thầu khoán xây nhà bằng « xi-mo sắt » (ciment armé), cho hai người nghị-luận về cái thời-đại ta ; nhà chuyên-môn tất cãi rằng ngày nay xây vội-vàng cẩu-thả lấy cho thật nhiều những tỉnh những thành, là cái triệu suy-đồi, vì bây giờ không tài nào xây được một cái lâu-đài giống như những lâu-đài tuyệt đẹp của đời Trung-cổ ; nhà thầu khoán thì tất trong bụng cũng nhiệt-thành như thế mà cãi lại rằng không có thời-đại nào tiến-bộ nhanh bằng đời ta, đâu đâu cũng thấy những đô-thị mới dựng lên nhan nhản, mà những đô-thị cũ thời mở rộng ra thật nhanh. Nhà chuyên-môn thì xét về phương-diện cái phẩm mà nói rằng một nhà Đại-giáo-đường hay là một nhà thờ Saint-Marc cũng đáng giá bằng cả một đô-thị nước Mĩ, cũng là có nhẽ phải ; nhà thầu khoán xét về phương-diện cái lượng mà nói trái lại cũng là có nhẽ phải nữa. Từ nay phàm mọi sự