Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/42

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
38
NAM PHONG

lượng nó trở nên mạnh quá, được cái thắng-lực nhớn nhao vô cùng. Vào giữa lúc văn-minh ta phát-minh ra cái khí-giới có thể khai-khẩn được những đất rộng, sinh sản của cải được nhanh, là cái máy hơi nước, thì bấy giờ có một dân siêng năng, có khí-lực mạnh mẽ, đã chiếm được một cái lĩnh-thổ mông mênh, phần thì đất thật tốt, phần thì nhiều mỏ nhiều rừng. Quanh mình là một cái đại-châu mới mở mang, không bị những nền-nếp cũ nó bó buộc, tựa hồ như trước mặt có con đường mới của lịch-sử cứ bước vào mà đi, tha hồ mà đi nhanh, không cái gì cản được bước chân lại ; cái cảnh-tượng thực xưa nay chưa từng trông thấy bao giờ ; Trong khoảng một thế-kỷ mà tăng thêm số dân, đặt thêm đô-thị, phàm những của cải người ta ham muốn, đều tăng lên đến 10 lần, 15 lần, 30 lần hơn ; vội-vàng hỗn-độn mà dựng một xã-hội lấy lý-tưởng ngày xưa phải tùy theo một cái phương-trâm mới : là cái gì cũng làm cho to mà nhanh hơn mãi lên... Không phải rằng Mĩ-châu không thiết những việc cao-thượng về trí-thức, quyết không phải thế ; nhưng mà cái công-phu của Mĩ-châu về đường mĩ-thuật khoa-học cũng phải tùy theo, mà không thể không tùy theo một cái mục-đích mới này được :-là lấy máy móc mà khai-khẩn cái đất đại-châu cho rất nhanh, cho kiệt lực. Đến như nói rằng Âu-châu là biểu cái tinh-hoa của văn-minh đối với cái giã-man của Mĩ-châu, hay là nói trái lại mà bảo rằng cựu-thế-giới đã già-cỗi hủ-bại lắm rồi không thể cứu vớt được nữa, thì cũng đều là nói nhầm cả. Các xã-hội già ở Âu-châu cũng đã vào cái tuần có thể gọi là cái tuần thuộc về lượng của lịch-sử rồi : ở Âu-châu cũng như ở Mĩ-châu nhân-dân đều muốn được ăn sung ở sướng hơn trước ; những tiền kinh-phí về việc công việc tư tăng thêm lên nhanh quá chừng, cần phải sinh-sản của cải ra thật nhiều mới được. Nhưng mà cái công-nghiệp ấy lại khó cho Âu-châu nhiều hơn là MĨ-châu. Dân Âu-châu đông đúc hơn Mĩ-châu nhiều. Một phần đất đã kiệt cái sức sinh-sản rồi ; lại trong châu chia vụn ra nhiều nước, nhiều thứ tiếng nói thì lại thêm ngăn-trở nhiều cho sự khai-khẩn nhớn ; những nền-nếp khuôn-phép cũ của những thời-đại trước người ta sinh-sản chậm và ít, chỉ cốt cho kịp được một cái tuyệt-phẩm lý-tưởng khó đến được, thì ngày nay cũng vãn còn mạnh lắm. Âu-châu hơn Mĩ-châu trong những việc cao-thưng thuộc về trí-thức ; nhưng đến những sự-nghiệp về kinh-tế thì rất là rụt rè, bủn sỉn, chậm chạp, bị bó buộc đủ cách, không có thể làm nhanh làm to được bằng Mĩ-châu. Vậy thì Mĩ châu cùng Âu-châu, hoặc lấy cái tỉ-lệ lượng hay cái tỉ-lệ phẩm mà xét, thì có thể cho bên nọ hơn bên kia được. Nếu một cái văn-minh càng sinh-sản của cải được nhanh bao nhiêu càng cho là hoàn-toàn bấy nhiêu, thì Mĩ-châu thực là cái mẫu văn-minh ; nếu trái lại mà nói rằng sự hơn kém chỉ có thể đo lường bằng những việc cao-thượng về trí-thức, thì Âu-châu được phần hơn...

V

Nhưng nói thế thì hoặc-giả có người bác lại rằng : « Không thể để do-dự bất-quyết mãi thế được. Trong hai cái tỉ-lệ ấy nên chọn cái nào ? Cái cảnh-tượng trong thế-giới bây giờ là cái cảnh-tượng một bài anh-hùng-ca kỳ-diệu của sự tiến-bộ, hay là một bài bi-kịch sầu-thảm của sự suy đồi ? Trong hai cái thế-giới ngày nay, Âu-châu với Mĩ-châu, thì cái nào là hơn cái nào, cái nào có thể làm mẫu cho cái nào được ? Không có phép thiết bấy nhiêu cái vấn-đề ra mà lại không giải-quyết, mà nếu ông không thể giải-quyết được, thì thiết tưởng chẳng nên sang du-lịch Mĩ-châu làm gì cho nó mất công, hoặc có sang du-lịch thì nên nghĩ đến cái khác mà đừng nghĩ đến