Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/44

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Trang này cần phải được hiệu đính.
40
NAM PHONG
cũng thiết tưởng rằng không phải là mất công mà bầy tỏ cái cảnh-huống kỳ lạ ấy ra, thực là trong lịch-sử chưa từng có bao giờ ; nhưng trong những nước cũng người cũ ta, ngày nay còn là đại biểu cái « phẩm-đích-thế-giới », như trong bọn những nhà văn-học, nhà pháp-luật, nhà tôn-giáo, muốn hiểu rõ cái cảnh-huống ấy cũng không phải là một sự vô ích. Trừ ra nghề học thuốc phải có mà chữa khỏi các tật bệnh, trừ những khoa-học có ích cho các công-nghệ, trừ những nghề chơi làm cách tiêu-khiển cho người ta, còn các công việc khác thuộc về trí-thức ngày nay như sai lạc phương-hướng cả. Thử hỏi ngày nay có nhà giáo-sư thành-thực nào, gặp những buổi chán nản ngã lòng, lại không hề tự-vấn trong bụng rằng ở trong một thời-đại chỉ biết lấy cái lòng kiêu-căng, cái lòng tham-dục đem đến cực-điểm, đến bực gần như điên-cuồng, mà gọi là sự cường mạnh, trong cái thời-đại như thế mà đem diễn cho người đời những đức-tính của đạo Cơ đốc, thì còn có bổ-ích gì ? Thử hỏi có nhà lịch-sử không-khéo nào mà thời hồ lại không có lúc tự nghĩ rằng mình ở trong một thời-đại chỉ biết trông thằng trước mặt, như cắm đầu mà sô nhẩy vào cái tương-lai, hăng như thế, mạnh như thế, thì mình có cố công kể những việc đời xưa cho người đời nghe làm gì nữa ? Thử hỏi có nhà triết-học nào trông thấy cái thời-thế chỉ biết chăm chút những sự thiết-thực thuộc về đường kinh-tế, lại không có lúc tưởng mình như ở trên một vì hành-tinh nào mới giơi xuống mặt địa-cầu ư ? Lại thử hỏi có nhà mĩ-thuật nào sở nguyện trong bụng không một là lấy kiếm được nhiều tiền, mà cốt là cho đến được một cái tuyệt-phẩm lý-tưởng, lại không từng đến trăm lần rủa thầm cái thời-thế hỗn-độn táp-nhan này nư ? Phải, vẫn biết rằng thời-hồ cũng có lúc xem người đời lại có ý hồi cổ ; như đột-nhiên thấy nhiều người lưu-tâm chú-ý đến sự cải-lương tôn-giáo, đến cái tương-lai của luân-lý, đến những truyện cũ đời xưa, những vấn-đề về đạo-đức, những vết-tích của các văn-minh cũ đã tàn rồi. Nhưng bất quá là những sự đua vui nhất-thời mà thôi, không đủ khiến cho những nhà mĩ-thuật nhà học-vấn có cái quan-niệm phân-minh rằng mình có một cái công-việc nhất định có ích trong thời buổi bây giờ. Một cái nhẽ vì đất mà những công việc thuộc về tri-thức ngày nay thiên thành ra những nghề hoặc là kiếm tiền được, hoặc là thuộc về « cục-chế » của nhà-nước, là những công việc ấy ngày nay không thấy cái mục-đích ở mình nữa, phải tìm cái mục-đích ấy ở ngoài, ở sự kiếm tiền kiếm bạc, hay là ở cái ngôi vị trong xã-hội. Trong khi du-lịch, đi qua những nơi đồng-điền vắng vẻ ở hai châu Mĩ, trông thấy ở bên giọc đường hoả xa, hết ngày nọ đến ngày kia, những cây lúa mì cùng cây ca-phê mọc xanh dì cho đến tận tịt mịt giời xanh, trong khi ấy biết mấy mươi lần nhà học sử đời cổ-đại chạnh nghĩ đến những miếng đá hoa nho nhỏ người thợ Hi-lạp ngày xưa chạm khắc chải-chuốt tinh-tế là dường nào, ngày nay thấy bầy trong những nhà cổ-vật-quán ta còn phải nức lòng cảm-phục ! Người Hi-lạp sở-dĩ đến được cái bực tuyệt-phẩm trong mĩ-thuật như thế, chẳng phải là đương vào lúc biết cầm lòng không đi chinh-phục địa-cầu để thu lấy những của cải trên địa-cầu ư ? Mà người đời sở-dĩ lấy cái đường hoả-xa mà chiếm-cứ được những khoảng đất tịch mịch mênh mông, chẳng phải là đã đành lòng chịu bỏ những cái tuyệt-phẩm về mĩ-thuật luân-lý của ông cha ta sùng chuộng ngày xưa ư ? Lấy cái tư-tưởng ấy mà xét thì nhà làm sử tựa hồ như hiểu rõ hơn vừa những văn-minh cổ đời xưa, vừa cái thời-đại mới ngày nay. Những văn-minh đời xưa đã đem xa quá cái lòng ham muốn sự tuyệt-phẩm, đến nỗi cái khí-lực mình theo đuổi mãi một cái mục-đích vừa hẹp quá vừa cao quá cũng phải tiêu mòn đi mất, thì những văn-minh ngày nay mê cuồng những sự to, nhanh, nhiều, cái số-mệnh chẳng phải là có ngày sẽ chìm đắm vào một sự giã man mới, thô-bỉ mà tàn-bạo ư ? Muốn cho một dân được sống vui vẻ, làm ăn có lợi, thời phải cho cái lượng với cái phẩm nó quân-bình nhau, mà sự quân-bình ấy thì nếu những cái tuyệt-phẩm lý-tưởng