Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/49

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
45
KHOA-HỌC BÌNH-LUẬN

nhớn cùng những thiết-hạm các hạng, muốn cải-lương thế nào trong cách chế-tạo, rồi từ nay giở đi cũng là phải mỗi ngày một bỏ dần đi mà thôi. Cái tầu ngầm nhỏ với cái thiết-hạm nhớn đánh nhau, cái thiết-hạm tất phải thua, thế-kỷ sau này sẽ thấy két-cục sự cạnh-tranh hai lối tầu ấy... Các lối thiết-hạm cùng các lối tầu nhớn ngày nay cũng tức như là cái xe đám-ma để đem chôn những thuỷ-quân già-cỗi vậy. » — Nói thế thì cũng là quá đáng, nhưng thực là biết trước mà khéo đoán trong thế-kỷ này cái lối tầu ngầm sẽ thịnh-hành hơn các lối tầu khác. Sự chiến-tranh thực đã minh-chứng điều ấy vậy.

Năm 1860-1863, người Pháp tên là Bourgois (bấy giờ làm thủy-quân đại-úy, sau làm đến thủy-quân đại-tướng), cufnv với một nhà kỹ-sư tên là Brun chế ra một cái tầu ngầm đặt hiệu là Le Plongeur (Anh lặn). Mấy cái lối tầu ngầm nghĩ chế ra từ xưa đến nay đều bé cả. Tầu Le Plongeur chế thật to, trường 42 thước rưỡi, khoát 6 thước, sức chuyển nước 453 tấn. Nhưng vì to quá không được vững, khi chìm khi nổi không được đúng mực ; đến năm 1865 thì bỏ không thí-nghiệm nữa.

Hồi trận Nam-Bắc chiến-tranh ở nước Mĩ, có nhiều người Mĩ nghĩ ra mấy lối tầu ngầm để dùng về việc binh. Nhưng chưa được cái nào là trúng cách cả. Có một cái tầu ngầm hiệu David của quân phương Nam đánh đắm được một cái chiến thuyền của quân phương Bắc, nhưng chính mình cũng bị đắm theo. Đó là chiến-công thứ nhất của tầu ngầm vậy.

Sau đấy còn có một người Nga tên là Drzewiecki chế một lối tầu ngầm nữa chạy bằng điện. Nghề tầu ngầm bắt đầu dùng điện là tự đấy. Thử mấy lần được cả, chính-phủ nước nga bèn thuê ông Drzewiecki làm 52 chiếc cho nhà-nước. Tuy vậy cái lối tầu ấy còn nhỏ lắm (có 6 thước trường mà thôi), dùng thử thì được, nhưng dùng về việc quân thì e còn sớm quá.

Một người Pháp tên là Goubet bắt trước cái kiểu của nhà chế-tạo Nga mà chế ra một cái tầu ngầm đặt hiệu là tên mình *(tầu Goubet). Bộ Thủy-quân nước Pháp bắt thử mấy lần không được trúng cách lắm, đến năm 1891 không ưng nhận.

Từ năm 1881 đến năm 1887, một người Thụy-điển tên là Nordenfelt, lại chế ra một lối tầu ngầm nữa, thí-nghiệm mấy lần được cả, lừng-lẫy cả thế-giới. Nhưng xét ra cái lối ấy cũng còn khiếm-khuyến nhiều, như tầu đi ngầm dưới nước chưa được vững-vàng, khi chìm khi nổi không có điều-độ, trong tầu nóng lắm người không ở lâu được.

Sau đấy còn hai nhà chế-tạo tầu-ngầm nữa, một người nước Anh tên là Waddington (1885), một người nước Tây-ban-nha tên là Peral. Cái tầu ngầm của người Tây-ban-nha lúc mới chế ra lừng-lẫy cả trong nước. Tầu ấy xem ra cũng khá, nhưng từ đấy không thấy đem ra dùng bao giờ, hồi nước Tây đánh nhau với nước Mĩ cũng không thấy nói đến.

Rồi đến cái tầu ngầm hiệu Gymnote của người Pháp tên là Gustave Zédé. Tầu ấy nhỏ : có 20 thước trường, 1 thước 80 khoát. Chế năm 1886, thử năm 1889 ; lội giỏi lắm, đi dọc, đi ngang được cả. Từ đấy cái vấn-đề về sự đi ngầm dưới nước mới giải-quyết được thỏa-đáng vậy. Nhưng cái tầu ấy nhỏ quá. Đến sau chế một cái nhớn hơn, đặt hiệu là Gustave Zédé (tên nhà chế-tạo, lúc bấy giờ đã chết), dài 48 thước rưỡi ; thí-nghiệm ra thì lại hỏng không được bằng cái trước.

Bên Mĩ vào khoảng bấy giờ cũng có người tên là Holland chế ra một lối tầu ngầm nhỏ, rồi sau làm mẫu cho nhiều lối tầu mới của nước Mĩ, nước Anh, nước Nga, vân vân.