vì có đèn chiếu soi thấy thì bị bắn mất. Vậy phải chế ra một thứ tầu khác có thể dùng băn ngày được, lặn xuống dưới cái chiến-hạm mà ném ngư-lôi ngay vào sườn thì mạnh hơn và công-hiệu hơn biết bao nhiêu. Tất phải dùng đến cái lối tầu-ngầm, vì chỉ có cái tầu ngầm là mới hợp cách, mới lợi-dụng « tự-động ngư-lôi » đến hết sức, đến cực-điểm được.
Lại giữa vào khoảng lúc bấy giờ cũng mới xuất-hiện ra cái lối máy chứa điện, có thể trữ cái sức điện cho bao giờ dùng cũng được, mà dùng trong một nơi kín không phát nóng, phát hơi độc gì cả. Nhờ có cái động cơ chạy bằng điện của nhà chế-tạo Gramme, thì cái sức điện ấy biến được ra sức vận-động quanh một cái trụ, trên cái trụ ấy cho quay một cái chân vịt : thế là cái vấn-đề đã tiệm quyết được vậy. Đã có cái động-lực đủ truyển-vận được một cái tầu thì chỉ còn phải nghĩ cách làm cho nó chìm xuống mà đi ngầm dưới nước được. Trong mười năm, từ năm 1886, các nhà chế-tạo tìm-tòi, nghiên-cứu mãi, nghiên cứu mãi, đến cái tầu-ngầm hiệu Gustave Zédé mới gọi là tiềm-tiệm được.
Đem một cái tầu vỏ bọc kín mít cả mà bỏ chìm xuống dưới nước thì tưởng cũng không lấy gì làm khó lắm, chỉ phải ngắn ở trong tầu lấy những khu riêng để chứa nước, khác nào như những hòm đựng nước có ống thông với ngoài, rồi mở cho nước chẩy vào đầy các hòm thì tầu đủ nặng mà chìm xuống vậy. Lúc nào muốn nổi lên mặt, hoặc muốn đứng lửng chừng thì có một cái ống thụt vặn bằng tay người thụt nước trong hòm ra thì tầu đủ nhẹ mà bổng lên. Truyển-vận cái tầu thì đã có cái động cơ chạy bằng điện ; lại còn phải khiến cho cái tầu lúc đi dưới nước cao thấp cho vừa độ, không nghiêng-ngửa mà được thẳng-bằng. Các nhà chế-tạo nghĩ mãi, sau mới chế ra một thứ như cái vây cá động đậy được, đính vào hai bên sườn tầu, tức là những cái bánh lái, nhưng bánh-lái đặt ngang, khiến cái tầu đi ngầm cũng như những cái bánh-lái đặt giọc khiến cái tầu đi nổi vậy. Nguyên cái lối vây cá ấy, trước đã dùng cho cái « tự-động ngư-lôi », vì cái « tự động ngư-lôi » cũng tức là một thứ tầu-ngầm nhỏ đi không có người vậy. Nhưng đem cái lối ấy ra mà ứng-dụng vào cái tầu-ngầm thực to hơn nhiều, thì cũng khó-khăn lắm. Phải chế đến mấy đôi bánh lái như thế — thường thì ba đôi, hai đôi hai đầu, một đôi ở giữa — thì mới đủ khiến cho cái tầu đi dưới nước cao thấp vừa độ mà không nghiêng chúi về một đầu nào.
Cái võ-trang của tầu ngầm là cái « tự-động ngư-lôi » vậy. Vì tầu ngầm chế ra mà dùng về việc binh cũng chỉ cốt là để lợi-dụng cái khí-giới mạnh ấy. Phóng cái ngư-lôi ấy ra thì hoặc bằng một cái ống đặt tự trong tầu, trong ống có không-khí ép, lúc mở ra thì không-khí rãn ra mà bắn mạnh cái ngư-lôi ra ngoài, hoặc bằng những máy có « lò-so » đặt ở ngoài vỏ tầu.
Nhưng cái tầu ngầm kín mít cả mà đi dưới nước thì biết đường nào mà đi ? Vậy muốn cho trông được ngoài mà ngoài không trông được mình, bèn đặt một cái ống thông tự trong tầu ra ngoài vỏ mà cao lên trên mặt nước, trong ống ấy sếp những kính ba góc thế nào cho phản-chiếu được cái hình-tượng ở ngoài vào trong tầu ; cái ống kính ấy gọi là « châu-thị-kính » (périscope, cái kính chiếu quanh). Cái ống ấy tức là cái mắt của tầu ngầm vậy. Nếu bị bắn vỡ thì cai tầu thành như người mù, không biết đường nào mà đi nữa, thật nguy-hiểm to. Nên các chiến-hạm đi bể thường phải nhìn kỹ trên mặt nước, hễ thấy cái ống kính ấy thập thò lên thì cố bắn cho vỡ. Những cái ống-kính trên mặt bể thì khác nào như cái kim trong chậu nước, mà cái kim nó cứ động đậy luôn, không đứng im một chỗ ; súng nào mà bắn cho trúng, bắn cho vỡ được. Nên đánh mù được cái tàu ngầm cũng không phải là một việc dễ vậy !