Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/54

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
49
KHOA-HỌC BÌNH-LUẬN

mà lại vừa có cái năng-lực lặn xuống nước mà đi ngầm được, để vào công-kích mà không bị người ta trông thấy. (Xem nhời chua trên kia về hai lối tầu ngầm, tầu lặn).

Hết thảy những tầu ngầm chế ở nước Pháp từ năm 1904, cùng phần nhiều những tầu ngầm mới chế của các nước khác, đều là thuộc về kiểu tầu lặn cả. Xưa khi mới phát-minh ra cái lối tầu lặn, trong thủy-quân-giới các nước nghị-luận về cái vấn đề sức-nổi của tầu ngầm nhiều lắm, mỗi người bàn một khác, không giống ý-kiến nhau. Từ bấy đến nay kinh-nghiệm đã sác-chứng rằng tầu ngầm phải có cái sức-nổi mạnh thì mới có thể đem dùng ra công-thế được. Về cái phương-diện ấy thì các lối tầu ngầm thông dụng ngày nay không khác nhau mấy tí. Đến những cái tư-cách khác cần cho việc binh thì các lối tầu ngầm cũng đại-đồng tiểu-dị như nhau cả : như cái tốc-độ, cái trường-hợp trên mặt bể, cái tốc-độ, cái trường hợp trong khi lặn, đại-để cao thấp giộng hẹp cũng không hơn kém nhau là bao nhiêu. Dần dần, các thủy-quân chưa được bằng lòng, lại còn thi nhau mà muốn tăng-tiến phát-đạt những cái tư-cách ấy lên ; nhưng muốn tăn-tiến phát-đạt một cái nào mà vẫn giữ cái sức truyển nước cũ, thì những cái khác tất phải giảm kém đi, muốn tăng-tiến phát-đạt cả bấy nhiêu cái thì thế-tất phải tăng đến khung-khổ mà chế những tầu ngầm mỗi ngày một to lên vậy. Bởi thế như ở nước Pháp thoạt-tiên tầu hiệu Narval mới có 150 tấn, năm 1901 tầu Aigrelle tăng lên 230 tấn, năm 1904 tầu Circé 250 tấn, năm 1905 tầu Pluviôse 400 tấn, năm 1907 tầu Archimède 600 tấn, năm 1911 tầu Gustave-Zédé lối mới 800 tấn ; gần đây nghe nói còn có cái đến nghìn tấn cùng hơn một nghìn tấn. Các nước khác đại-để cũng tuần-tự mà tăng-gia như thế. Tầu ngầm cũng không tránh khỏi cái lệ thường của các chiến-hạm cùng thương-thuyền ngày nay, là mỗi ngày phải nhớn thêm mãi lên, không biết đến đâu là cùng vậy. Đâu đâu cũng vậy, hoặc là để tiện dùng về việc binh, hoặc là vĩ nhẽ khác, các nước đều thi nhau mà phát-đạt các lối tầu bể cho cực hoàn-toàn, nhất là phát-đạt cái sức đi, cái tốc-độ của tầu vậy. Như tầu Narval của ông Laubeuf khi xưa đi mỗi giờ trên mặt được 8 hải-lí, dưới nước được 5 hải-lí. Ngày nay các tầu ngầm đi trên mặt được hơn 20, đi dưới nước được ngót 15 hải-lí vậy. Chắc là chế những tầu to mà nhanh như thế thì kinh-phí phải nhiều hơn, nhưng lợi-dụng các khí-giới cũng lại tốt hơn nhiều.

Cái khí-giới ấy vẫn là cái « tự-động ngư-lôi » (torpille automobile). Những tầu ngầm nhớn thường có 6, 7 cái, đặt sẵn để lúc nào phóng ra cũng được. Ngư-lôi chế theo cái kiểu tối-tân thì chạy nhanh được 35 đến 40 hải-lí một giờ trong một khoảng từ 700 đến 800 thước (cái khoảng rộng đến mấy nghìn thước thì cái tốc-độ phải kém đi nhiều, mà phải dùng một cách lấy cữ riêng). Hiện nay thì muốn phóng cho trúng chỉ lại gần cái mục-đích là chắc hơn cả, nhưng nếu cái mục-đích ấy là một cái tầu đương chạy, mà chạy nhanh hơn cái tầu ngầm lội dưới nước, thì đến gần được cũng không dễ ; lại còn phải nhằm cho kỹ nữa, lượng cho đúng cái tốc-độ của cái tầu mình đuổi cùng cái phương-hướng nó đi ; bấy nhiêu cái mà đứng trong một cái tầu ngầm trông qua cái ống kính thì cũng khó lắm vậy. Ném một cái ngư-lôi cho có công-hiệu phải cho khéo tay, phải có may rủi mới được. Xưa nay biết bao nhiêu là ngư-lôi ném hỏng !

Nước Đức muốn dùng tầu ngầm để công-kích các thương-thuyền cho dễ, bèn đặt súng đại-bác vào những cái tầu ngầm mới chế. Tầu ngầm vốn không phải là để dùng đến đại-bác, mà thấy đại-bác đột-nhiên xuất-hiện ra ở tầu ngầm như thế, thì thực là một các hình-trạnh mới của cuộc hải-chiến đương bây giờ vậy.