Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/63

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
58
NAM PHONG

lục-quân tổng-trưởng ; mưu-lược giỏi, văn-chương tài. Hai tiên-sinh thì là hai bực triết-học nhất-nhì trong thế-giới, lại thêm là hai bực văn-sĩ tuyệt-luân. Hàn-lâm sắp đãi thiên-hạ mấy « bữa tiệc văn-chương », như xưa nay chưa từng có nhiều lần.

PHẠM QUỲNH


ĐỘC-THƯ TẠP-KÝ

Trong khi đọc sách, gập được cái tư-tưởng nào mới lạ, nhời nghị-luận nào sác-đáng, đoạn văn-chương nào kỳ-thú, hoặc nhận được câu nào có ý-vị, chữ nào có tinh-thần, nhời nào nói minh-thiết, thường hay biên chép lấy để ghi nhớ về sau. Tựa hồ như vào chơi cái vườn hoa, lúc ra về hái mấy bông cầm tay, để vừa đi vừa hưởng cái hương thơm thừa vậy. Nhưng về đến nhà thường bỏ bông hoa héo trên góc bàn mà không nhìn đến nữa. Có khi tình-cờ mở đến tập biên chép cũ, thấy biên đã đầy, mà nhời nọ câu kia hỗn tạp, như cái cánh hoa tàn gập trong tờ giấy, ngửi đến còn hơi phảng-phất cái hương-vị khi xưa. Trông cái hoa khô chạnh nhớ đến cây cũ cảnh xưa, trong lòng có cái cảm-tình vô-hạn. Bởi vậy lục ra lấy ít nhiều câu, không có thứ-tự gì, không có liên-tiếp gì, tả-tơi như cánh hoa tàn, dịch ra đây để cung một phần vào mục « Tạp-trở ».

Ph. Q.


Dịch tiếng nước ngoài

Học một tiếng nước ngoài, càng học sâu thì càng thấy không thể nào dịch cho đúng được những nhời thơ văn bằng tiếng nước ấy. Bấy giờ mới biết phàm tiếng nói có cái phần đặc-biệt, cái phần tinh-hoa là không truyển-dịch sang tiếng khác cho đúng được. Tiếng nói cũng tức như những cái vòng tròn, đem trồng lên nhau thì được, nhưng không có cái vòng nào là bằng cái vòng nào, không cái nào là cùng một trung-tâm, cùng một khẩu-kính như nhau vậy. (Erwin ROHDE)

Bản-năng (instinct) cùng lý-tính (raison)

« Cái phép thiên-nhiên, cái phép yếu-tất là bao giờ người ta bắt đầu hành-động cũng là theo cái bản-năng trước. Nhưng cái phép thiên-nhiên, cái phép yếu-tất ấy nó cũng khiến cho có ngày người ta suy-nghĩ đến sự hành-động của mình, thấy cái bản-năng có ứng-hợp với cái lý-tính thì bấy giờ mới chịu theo đuổi nữa, không thì thôi. (Emile BOUTROUX)

Cái nghị-lực (énergie)

Cái nghị-lực mới là cái sức mạnh thực. Cái nghị-lực ấy hoặc vốn có trong người, hoặc chung-đúc mới thành. Người ta lúc sắp làm một việc gì thì phải thu-thập cái sức-lực của mình. Nếu làm ngay lập-tức thì chỉ dùng đến cái sức tự-nhiên. Nhưng nếu cứ sắp sửa làm một việc, sẵn sàng để hạ-thủ làm mà vẫn chưa làm, thì phải tích thêm sức mãi, cái nhiệt-độ càng tăng thêm lên, khác nào như người đốt máy, đốt mãi, cái hơi nước nóng quá mà không thể phát-tiết ra được thì nó mạnh thêm lên vô cùng vậy. Người nóng-nẩy hăng-hái quá thì có bao nhiêu sức tiêu dùng đi bấy nhiêu, tuy cường-bạo mà cái nghị-lực không có mấy. Người nào muốn thực mạnh thì phải rè sức mình, không có gập lúc