Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/66

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.

THỜI-ĐÀM


VIỆC NHỚN THẾ-GIỚI

Việc chiến-tranh. — Bản báo sáng-lập ra là mong để phụng-sự một cái lý-tưởng công-nghĩa, công-hòa, nhân-đạo. Vậy bản-báo vẫn từng ước-ao rằng có nhẽ tập thứ nhất này xuất-bản được vừa gặp dịp mà hoan-nghênh cuộc hòa-bình trong thế-giới. Sự chiến-tranh diên-man đến nay đã ngót ba năm, Âu-châu bị tắm máu gội lửa cũng đã nhiều ; tự đầu năm nay quân Pháp-Anh đánh luôn được mấy trận đại-thắng, tưởng cái bi-kịch đã sắp đến ngày kết-liễu.

Nhưng đảng Đức-Áo tuy đã quệ mà còn đủ sức hấp-hối được ít lâu nữa. Chắc mình rằng không thể tránh được cái số-mệnh sau cùng, chắc rằng quân Đồng-minh tất cố đánh cho được mới thôi, nên bọn Đức-Áo chỉ còn hết sức tìm cách để lùi lại được ít lâu cái kỳ-hạn tất đến ấy. Hiện nay không ai là người có tài dự-đoán được đến ngày nào tháng nào là giải-quyết cái cuộc kinh-thiên động-địa này. Nhưng bọn ta hằng ngày được nghe được biết những thủ-đoạn oanh-liệt của nhà quân Pháp cùng các quân Đồng-minh, đã từng nhiều phen cảm-mộ trong lòng ; vậy có thể hi-vọng được rằng cái công-phu nhớn-nhao ấy sẽ sắp đến ngày kết-quả, cuộc đại-chiến sẽ sắp đến ngày toàn-thắng, mà giống Điêu-đương kiêu-căng tàn-bạo đã phạm với nhân-loại nhiều tội cực-ác cũng sắp đến ngày tiệt hết trên mặt đất vậy.

Xét cái đại-thế cuộc chiến-tranh ở khắp mặt quân từ đầu năm đến giờ thì đủ biết rằng phần đắc-lợi là ở bên Đồng-minh.

Ngày 17 tháng 3, hai quân Pháp-Anh hiệp-lực công-kích rất mạnh, quân Đức nhiều đến hai triệu người phải bắt đầu tháo-lui trong suốt giọc quân từ Arras đến Soissons. Quân Đức rút quân về đến 40 cây-lô-mét, nhờ đấy mà hơn 200 đô-thị cùng thôn-lạc nước Pháp đã phải chịu cường-quyền quần giã-man hơn hai năm giời, bây giờ mới được giải-thoát.

Sự thoái-khước của quân Đức vừa lạ một sự đắc-thắng của cái nghị-lực quân Pháp-Anh, lại vừa là một dịp thịnh-hành cho cái lối giã-man giống Nhật-nhĩ-man nữa. Quân Đức không đủ chiến-lực mà đối lại, bèn dùng hết cách để đi đến đâu triệt-hạ phá-hoại đến đấy.

Ta cũng vẫn biết rằng trong khi hành-chiến không sao tránh khỏi những sự phá-hoại được. Như một quan bị thua phải bỏ chạy một địa-hạt nào thì thế tất là phải phá-hoại cả những cái gì là cái quân địch đến sau mình có thể lợi-dụng làm cách tự-thủ, làm nơi căn-cứ, hoặc làm kế đuổi đánh mình. Nhưng phàm những người cùng vậy không can-thiệp gì đến việc hành-chiến, không quan-hệ gì đến sự dùng-binh, thì chẳng nên kiêng-nể, rư ? Xét ra quân Đức trong khi thoái-khước, đối với những người những vật ấy một cách tối giã-man, tối độc-ác.

Nhà cửa bị đốt phá, người dân bị khu-trục như đàn trâu, đàn ngựa. Có lắm nơi đô-thị bị triệt-hạ không còn một tí gì trên mặt đất : hiện nay cầm cái địa-đồ trên tay không nhận biết được thành Bapaume vào nơi nào nữa. Trong nhà bị tàn phá, có đồ gì mang được thì cướp đem về Đức cả. Cây