làm nơi đỗ tầu ở Âu-châu ; b) những tầu ấy phải mang dấu hiệu riêng như sau này, mà dấu-hiệu ấy chỉ cho phép riêng tầu nước Mĩ được mang mà thôi : vỏ tầu cùng thân tầu phải bôi giọc trắng và đỏ, từng miếng to ba thước một, v. v. ».
Nước Đức mong đợi ở sự vây bể nhiều cái kết-quả quá-đáng. Đành rằng trên đất không thể đánh được, bèn phao-ngôn lên rằng sẽ triệt-đoạn các đường giao-thông trên mặt bể của Đồng-minh, khiến cho nước Anh phải chết đói, thì Đồng-minh tất phải xin hòa.
Cứ thực ra thì nhời tuyên-cáo của Đức ngày 1 tháng 2 cũng chẳng thay đổi gì cái tình-thế từ đầu khi chiến-tranh, vì từ năm 1915, tầu ngầm Đức vẫn đã đánh đắm không cảnh-báo những thương-thuyền vừa của chiến-quốc vừa của trung lập. Chỉ có khác rằng từ nay dở đi số tầu ngầm của Đức nhiều hơn cùng đánh dữ hơn trước mà thôi.
Bên Đồng-minh nhất là nước Anh cũng cứ bình-tâm mà nhận cái lối hải-chiến vô-hạn bằng tầu ngầm ấy.
Xét ra từ bấy đến nay tầu ngầm của Đức tuy cũng có làm hại được ít nhiều mà vẫn là chưa tới được mục-đích.
Như trong tháng 2 số tầu của Đồng-minh bị hại cả thảy là 281 chiếc, trọng-lực tổng cộng là 50 vạn tấn. tháng ba 225 chiếc, trọng-lực 40 vạn 2 nghìn tấn. Mấy tháng sau mỗi tháng một bới đi, vì các thủy-quân Đồng-minh đã thiết kế-để khu-trục tầu ngầm Đức, hiện nay số đã giảm bớt đi nhiều.
Cái lối chiến-tranh tầu ngầm thực là giã-man mà ngu-xuẩn, chỉ làm hại những kẻ vô-cô, nước trung-lập : thực ích-lợi cho việc hành-chiến thì không có tí nào. Cứ xét như thế này thì đủ biết : trong tháng giêng tây các nước Đồng-minh chở ra Salonique 12 vạn quân, trong số ấy tầu ngầm Đức chỉ đánh-đắm được có 115 người. Chính-phủ Đông-dương cũng tải sang Pháp hơn 6 vạn người An-nam, vừa công-binh vừa chiến-binh, không hề bị tầu ngầm Đức đánh đắm hoặc ngăn-trở mất chuyến nào.
Như thế thì hải-quyền vẫn là thuộc về hải-quân Đồng-minh, rõ vậy. Những tầu bị tầu ngầm Đức hại thường là những tầu đánh cá cùng những thương-thuyền chở những người thường dân, đàn bà, con trẻ.
Vả cũng phải biết rằng Đồng-minh tuy có mất nhiều tầu vì tầu ngầm cũng không lấy gì làm hại cho lắm, vì vẫn được tiện-lợi hoặc muốn mua thêm cũng được, để đền vào những số thương-thuyền bị hại. Như tự khi khởi-chiến đến đầu năm 1917 hải-quân Pháp bị hại mất cả thẩy là 60 vạn tấn, nhưng trong khoảng lại chế thêm hoặc mua thêm 68 vạn tấn khác, cùng được chế gần xong 15 vạn tấn nữa, điền vào cái số bị hại còn dư nhiều. Nói rút lại thì cái vấn-đề là chỉ phải xét xem sự vận-động của tầu ngầm Đức có ngăn-trở được việc cung-cấp lương-thực của nước Anh cùng sự vận-tải quân Anh sang lục-địa không. Nay xét ra vấn-đề ấy thực là thuộc về tiêu-cực vậy. Số tầu ngầm Đức mỗi ngày một giảm đi, mà sự vận-tải trên mặt bể của nước Anh sang Mĩ-châu, cùng sang-lục-địa Âu-châu lại càng ngày càng tăng-tiến lên vậy.
Đồng-minh đành phải chịu mất ít nhiều thương-thuyền, chịu biên trong sổ lợi-hại của thủy-quân một khoản nặng-nề, song việc cung-cấp lương-thực tuy có đắt hơn xưa nhưng vẫn được vững bền, khiến cho người dân cùng quân lính vẫn được đủ đồ ăn dùng làm việc.
Muốn xét kết-quả một việc hành-động nhớn, bao giờ cũng phải so sánh cái lợi với cái hại nó thế nào. Như thế thì người Đức tuy được tự-do hành-động, nhưng phải mua cái tự-do ấy đắt biết chừng nào, vì phải mua bằng