Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/71

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
66
NAM PHONG

Đông-dương ta đã để riêng ngày 14 tháng 4 để hoan-nghênh cái tin nhớn nhao ấy. Báo Nam-Phong kỳ sau sẽ dịch mấy bài diễn-thuyết rất hay của quan Toàn-quyền Sarraut-cùng quan Học-chính Russier đã đọc tại Hà-nội về dịp ấy.

Những sự kết-quả của việc khai-chiến nước Mĩ với nước Đức thực không biết đâu mà kể. Trước hết nhân việc đó mà các dân-quốc khác bên Mĩ-châu cũng đua nhau mà theo gương nước đàn anh. Đến dân-quốc trẻ tuổi bên Á-đông ta là nước Tàu trông thấy cái phong-trào ấy cũng không thể đứng yên được, ngày 14 tháng 3, tổng thống Lê Nguyên-Hồng cũng tuyên-bố tuyệt-giao với nước Đức.

Nhưng nước Mĩ can-thiệp vào cuộc chiến-tranh được ích-lợi nhất là về đường thực-tế, đường quân-sự, vì nước Mĩ có thể giúp Đồng-minh được nhiều cách : giúp tiền, giúp đồ lương-thực, đồ dụng-cụ, giúp tầu-bè, giúp quân-lính. v. v.

Nhân nước Mĩ mời, chính-phủ Trung-hoa đã bước một bước thứ nhất mà gửi cho công-sứ Đức ở Bắc-kinh một tờ kháng-nghị rất nghiêm-trang đối với nhời tuyên-cáo về sự chiến-tranh bằng tầu ngầm của Đức ngày 1 tháng 2, lại nói thêm rằng thảng-hoặc nhời kháng-nghị ấy mà không có hiệu-nghiệm thì Trung-hoa chính-phủ sẽ phải tuyệt-giao với Đức.

Mãi đến ngày 11 tháng 3, Đức-sứ mới đáp lại tờ kháng-nghị ấy, nhời rất kiêu-căng khinh người, khiến cho nước Tàu không thể không tuyệt-giao được.

Các báo Tàu bình-phẩm về cái vấn-đề Tàu với Đức ấy gây lên mấy cái phong-trào dư-luận hoặc vị hoặc phản việc tuyệt-giao với Đức.

Ông Lương Khải-Siêu đứng đầu đảng tiến-bộ thì cổ-võ cho nước Tàu tuyệt-giao với Đức cùng vào cuộc khai-chiến ngay lập-tức. Đảng quốc-dân có ông Tôn Dật-Tiên đứng đầu thì lại phản-đối lại. Chính-phủ đứng giữa còn ngần ngại chưa dám vội theo đằng nào. Vả chính-phủ cũng còn đương bị nghị-viện phản đối vì việc nội-chính. Nhất là đảng quốc-dân cố ý kháng-cự ông Đoàn Kỳ-Thụy làm binh-bộ tổng-trưởng, kiêm nội-các tổng-lý. Ông Đoàn thì có ý muốn nhập cuộc đánh Đức, đảng quốc-dân thì ghét cái chính-sách riêng của ông Đoàn, nên chỉ phản-đối sự nhập-cuộc là cố-ý phá-đổ tòa Nội-các của ông Đoàn mà thôi. Lại thêm ông tổng-thống Lê Nguyên-Hồng với ông thủ-tướng Đoàn cũng không được như ý với nhau nữa. Song dù vậy mà ông Đoàn cũng khéo khiến cho Nghị-viện khả-quyết việc tuyệt-giao với Đức xong ngay từ ngày 14 tháng 3. Mấy nơi tô-giới Đức ở Thiên-tân cùng Hán-khẩu ngày hôm sau bị truyển thuộc về quyền hành-chính nước Tàu, những thương-thuyền Đức ở các nơi cửa bể cũng bị biên-tịch.

Nhưng ông Đoàn Kỳ-Thụy bản-tâm là muốn cho nước Tàu nhập-cuộc với các đại-quốc trong thế-giới để mong được hưởng quyền-lợi về sau, vậy quyết ý xin khai-chiến với Đức. Chẳng may cái tình-thế trong nước về việc nội-chính càng ngày càng bối-rối, ông thủ-tướng cùng nghị-viện mỗi ngày một trái ý nhau. Đến tháng năm thì cái tình-thế đại-khái như thế này : ở nghị-viện thì đảng quốc-dân cố-ý phản-đối muốn dùng đủ cách để phá-đổ ông Đoàn ; ở ngoại-vụ bộ thì một viên ngoại tướng già yếu không làm được việc gì, nhất-thiết ủy cả người con tính tham-lam vô-độ ; ở bộ tài-chính thì viên tổng-trưởng cùng viên phó tổng-trưởng bị bắt về việc hối lộ ; ở bộ giao-thông cũng có việc hối lộ như thế, mà viên tổng trưởng bị bắt thì lại là bạn với ông thủ-tướng Đoàn ; gia-dĩ lại thêm người Đức ở Tàu vận-động