Bước tới nội dung

Trang:Nam Phong Tap Chi 1.pdf/72

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
67
THỜI-ĐÀM

để truyền-bá những tin tức sằng, phao-ngôn lên rằng nước Nga có ý muốn hòa riêng.

Song, tuy trong chính-giới rối loạn như thế, như vẫn còn bọn quân-đảng giữ được thế-lực mạnh từ lần Cách-mệnh thứ nhất.

Ở các hàng tỉnh thì mỗi tỉnh cũng tựa hồ như có một ông vua nhỏ tranh lẫn nhau, làm loạn nước, mỗi người có một quân-đội riêng nuôi bằng tiền hàng tỉnh.

Trong các tướng có quyền-thế ấy thì Trương Huân là hiển-hách hơn cả, vì có quân-đội rất chỉnh-đốn và có kỉ-luật hơn nhất. Trương Huân đóng quân ngay gần kinh-đô, trên đường thiết-lộ tự Thiên-tân đến Bắc-kinh nên rất là có thế-lực, lâm-thời có thể làm nguy cho chính-phủ được.

Ông Đoàn Kỳ-Thụy thì cũng theo một chính-sách như Viên Thế-Khải ngày xưa mà muốn thống-nhất cả các quân-đội trong nước, để giữ quyền chi-phối trong tay. Tuy các nước Đồng-minh cũng không mong nước Tàu nhập cuộc có thể thực-lực giúp gì được cho việc chiến-dịch, nhưng sự khai-chiến với Đức cũng là một cái cơ-hội hay cho ông Đoàn để tổ-chức lại cả các quân-đội trong nước theo một thể-chế nhất-định cùng đặt cả vào quyền một chính-phủ trung-ương ở Bắc-kinh. Ông Đoàn cũng biết rằng tuy nghị-viện đã khả-quyết việc tuyệt-giao với Đức, nhưng nếu những viên đốc-quân các tỉnh không giúp sức cho chính-phủ thì sự đó cũng chẳng có ích-lợi gì, mà bọn đốc-quân lại có thể nhân đấy mà tạ sự gây loạn được. Vậy trước nhất phải dò xem bọn ấy có ý muốn giúp không đã. Bèn xướng ra hội-nghị các đốc-quân ở Bắc-kinh ngày 25 tháng 4, viên thì thân đến hội, viên thì cho người đến thay mặt. Hội-nghị quyết bàn nên khai-chiến với Đức.

Vậy thì việc đó chỉ còn đợi nghị-viện khả-quyết nữa là xong vậy. Ngày 10 tháng 5 nghị-viện họp để xét ; giữa lúc bấy giờ thì người dân đến vận-động cho sự khai-chiến ở ngay cạnh nơi nghị-hội, sự vận-động đó thực là không phải lúc, khiến cho bọn nghị-viên ngờ rằng chính-phủ dùng cách đó để ép mình phải quyết-nghị việc chiến-tranh.

Thủ-tướng Đoàn Kỳ-Thụy đến sau không thể thắng đoạt được đảng phản-đối ở nghị-viện. Cái nghị-án về việc khai-chiến cũng hỏng. Thành ra bị thua bọn phản-đối mình mà tổng-thống Lê Nguyên-Hồng thì nghe nhời những bọn tả hữu cùng đảng quốc-dân thấy thủ-tướng gặp bước nguy-cơ như thế xem ra lại có ý bằng lòng. Thủ-tướng thì muốn giải-tán nghị-viện ngay lập-tức, tổng-thống không để cho kịp làm, ngày 13 tháng 5 hạ-lệnh cách chức. Ngoại-giao-bộ tổng-trưởng Ngũ Đình-Phương lên thay làm thủ-tướng.

Cái chính-biến ấy khiến cho tức khắc bọn đốc quân trong 11, 12 tỉnh phía bắc, toàn là bạn cùng thủ-túc Đoàn Kỳ-Thụy cả, khởi lên kháng-cự.

Trương Huân bắt tổng-thống Lê Nguyên-Hồng giải nghị-viện lập tức, cùng khởi-phục lại tòa nội-các Đoàn Kỳ-Thụy. Trung gian bọn đốc-quân đặt một lâm-thời chính-phủ ở Thiên-tân.

Đó là căn-nguyên cái việc nội-loạn mới đương nổi lên ở nước Tầu hiện bây giờ. Nam Bắc tranh nhau, Bắc thì là đảng các viên đốc-quân, Nam có 6 tỉnh thì về đảng nghị-viện cùng tổng-thống Lê Nguyên-Hồng. Nghe tin 6 tỉnh Quảng-đông, Quảng-tây, Qui-châu, Vân-nam, Hồ-nam, Tứ-xuyên, đã tuyên-cáo-độc-lập, sắp sửa đề-binh lên đánh Bắc.

Mới tin hôm 1 tháng 7 tây này, Trương Huân cùng Khang Hữu-Vi đã ép Lê Nguyên-Hồng phải từ chức. Vua Tuyên-Thống lại lên làm vua, gọi là