như bọn Diêu Khu 姚 樞, Dương Duy-trung 楊 惟 中 để mở-mang việc học. Từ đó cái luồng sóng Nho-học bên Nam-Tống mới dần dần tràn lên phía bắc.
Việc vua Mông-cổ mà sùng-thượng Nho-học là bởi ở ba cái nguyên-nhân. Một là vì cái văn-học của người Tàu đã cao lắm và lại rất thuận-tiện cho sự cai-trị. Hai là vua Mông-cổ vốn có ý kiêm-tính cả nước Tàu, cho nên khi lấy được nước Kim rồi, rất chú-ý đến sự mở-mang việc học để thu phục người Tàu. Ba là lúc Mông-cổ mới mở nước có Gia-luật Sở-tài (Yélou Tchou-tsaï) làm tể-tướng, rất sùng Nho-hoc. Gia-luật Sở-tài là dòng dõi vua nước Khiết-đan ngày trước, theo giúp vua Thái-tổ và vua Thái-tôn nhà Nguyên, xếp đặt mọi việc trong nước và định ra chế-độ làm cho nước Mông-cổ thành ra có kỷ-cương. Ông thường khuyên vua Mông-cổ nên dùng những người Nho-học để làm quan giúp nước.
Bởi có những nguyên-nhân ấy cho nên ngay từ lúc đầu vua Thái-tôn nhà Nguyên sai mở khoa thi ở các quận để lấy nho-sĩ, đặt chức quốc-tử-học tổng-giáo và chức đề-học, bắt những con các quan đi học.
Đến đời vua Hiến-tôn nhà Nguyên (Mong-kha) cho em là Hốt-tất-liệt (Koubilaï) sang kinh-lý việc bên Tàu. Hốt-tất-liệt ưa dùng những người Nho-học như Diêu Khu 姚 樞,