Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/101

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

99
NHO-GIÁO


không sáng, chỉ vì người ta không biết xét, mới có lúc để che mất.» (Ngữ-lục, II). Sự học là cốt bỏ cái tối cái che đi, để thấy rõ cái sáng của lương-tri vậy.

« Tâm của người ta kỳ thủy không khác gì tâm của thánh-nhân, chỉ vì cái lòng tư hữu-ngã nó ngăn ra, cái che lấp của vật dục nó cách ra, làm lớn hóa nhỏ, thông hóa tắc, mỗi người có một cái tâm riêng, đến nỗi có người xem cha con anh em như kẻ cừu địch. Thánh-nhân lấy làm lo, mới suy ở cái nhân của thiên địa vạn vật nhất thể ra mà dạy thiên-hạ, khiến ai nấy đều nén cái tư, bỏ cái tế-tắc, để phục lại cái đồng-nhiên của tâm thể. Đó là cái nghĩa: đạo tâm duy vi, duy tinh, duy nhất, doãn chấp quyết trung vậy.»

Thánh-nhân sở dĩ hơn người là giữ được hoàn-toàn cái lương-tri mà hành-động, chứ không trầm không thủ tịch 沉 空 守 寂 như lối Thiền-học của Phật-giáo, mà cũng không an-bài tư-sách 安 排 思 索 như lối học của phần nhiều những học-giả đời sau. Những lối ấy chính là lối tự-tư dụng-trí, làm mất mất cái lương-tri. Thánh-nhân cũng tư-lự, nhưng sự tư-lự của thánh-nhân là do sự phát dụng của lương-tri, chứ không theo sự an-bài của tư-ý. Cái học mà chủ ở lương-tri thì chỉ dụng công ở chỗ phác-thực rồi tự hiểu