Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/105

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

103
NHO-GIÁO


lương-tri, mà ngu phu ngu phụ thì không trí được, ấy là thánh với ngu phân-biệt ra bởi ở đó vậy.» (Ngữ-lục, II)

Theo cái thuyết ấy, thì người ta ai cũng có thể làm thánh làm hiền được, miễn là biết trí cái lương-tri, thì các cái đức tự sáng ra vậy. « Kẻ sĩ hôn ám mà quả hay tùy sự tùy vật xét kỹ cái thiên-lý của tâm, để trí được cái lương-tri bản-nhiên, thì tuy ngu rồi hóa sáng, tuy mềm rồi hóa cứng, Cái gốc lớn đã dựng, cái đạt-đạo đã hành, thì bao nhiêu những điều dạy ở trong các Kinh Truyện có thể lấy cái một mà suốt hết cả, không sót gì vậy.» (Ngữ-lục, II). Đó là cái đạo nhất quán của Khổng-tử đã dạy từ xưa. Ngài bảo thầy Tử-Cống rằng: «Ngươi cho ta là học nhiều mà biết, có phải không? Không phải. Ta chỉ lấy cái một mà suốt hết cả đó.» Lấy cái một mà suốt hết cả, chẳng phải trí cái lương-tri là gì?

Học theo cái thuyết trí-lương-tri thì không cần phải biết nhiều nhớ nhiều, thế mà không có việc gì là không biết. «Lương-tri không bởi kiến văn mà có, mà kiến văn nào cũng là cái dụng của lương-tri. Cho nên lương-tri không ứ trệ ở kiến văn mà cũng không xa lìa kiến văn. Khổng tử nói rằng: «Ta có biết gì không? Không biết vậy,» Ngoài cái lương-tri ra không có cái biết gì nữa. Cho nên