Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/109

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

107
NHO-GIÁO


Nếu bằng nói; nguyên là vô thiện ác, thì cái công-phu ấy nói không xuôi vậy.» Đoạn, đến đêm vào ngồi hầu Dương-minh ở trên cầu Thiên-tuyền, hai người đem việc ấy ra hỏi. Dương-minh nói rằng: « Ta nay sắp đi, chính muốn các người đến giảng cho vỡ cái ý ấy. Ý-kiến của hai người nên để giúp nhau mà dùng, không nên mỗi người có chấp một bên. Nhữ-trung nên dùng cái công-phu của Hồng-phủ, Hồng-phủ nên hiểu cái bản-thể của Nhữ-trung. Ấy là chỗ ta tiếp dẫn hai hạng người. Người có lợi-căn[1], thì theo thẳng cái bản-nguyên mà thể ngộ: Cái bản-thể của tâm người ta nguyên là sáng-sủa không có ngưng trệ, tức là cái trung lúc chưa phát ra. Người có lợi-căn thể ngộ ngay được, thì bản-thể là công-phu: người với ta, trong với ngoài đều nhất tề hiểu thấu cả. Người không có lợi-căn là bậc thứ, thì không khỏi có sẵn cái tập tâm, che lấp mất cái bản-thể, cho nên mới dạy sự thực hành ở ý-niệm, làm thiện bỏ ác. Sau khi cái công-phu đã thuần thục rồi, những cái cặn bã bỏ hết sạch, thì cái bản-thể cũng sáng rõ ra. Cái ý-kiến của Nhữ-trung là cái ta tiếp dẫn người có lợi-căn; cái ý-kiến của Hồng-phủ là cái lập pháp của ta để tiếp dẫn người bậc thứ. Hai người nên lấy lẫn của


  1. Lợi-căn 利 根 là cái gốc tốt, tức là nói cái thiên-tư minh mẫn.