Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/111

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

109
NHO-GIÁO


là cái bệnh-thống không phải là nhỏ, không nên không sớm chữa vậy. » (Ngữ-lục, III).

Cái học của Dương-minh rất cao-minh mà vẫn thiết-thực, cho nên trong cái tôn-chỉ ấy ông nói rõ cái thể bản-nhiên của tâm và cái căn-nguyên của thiện ác, rồi bảo người ta lấy sự trí-tri và sự cách-vật mà phục lại cái bản-thể ấy. Song ông còn sợ học-giả hiểu không rõ, cho nên ông ân-cần dặn kỹ đừng thiên trọng quá về cái bản-thể của lương-tri, mà bỏ mất cái công-phu thực-dụng; và cũng đừng thiên trọng quá về cái công-phu thực-dụng mà bỏ mất cái bản-thể của lương-tri. Cốt nhất là phải lựa từng hạng người mà tiếp dẫn, chứ không nên cố-chấp một mặt nào. Dù thế mặc lòng về sau vì bốn câu nói tóm cái tôn-chỉ ấy, mà bọn môn nhân mỗi người đi ra một đường. Vương-Long-khê thì lấy cái bản-thể «vô thiện vô ác» mà lập giáo, thành ra một cái học chỉ vụ lấy sự « ngộ 悟 », và phát-minh ra được nhiều điều rất cao, nhưng dần dần lại biến ra Thiền-học. Bọn Tiền Tự-sơn và Châu Đông-quách thì lấy «tri thiện tri ác, vi thiện khử ác» làm cái học tu-trì, tuy có giữ được cái phần thiết-thực, nhưng lại kém phần cao-minh.

Cái học trí-lương-tri là cốt phải dụng công ở chữ trí 致. Trí là tới cái bản-thể tự-tại, tức là tới cái nguồn gốc của sự tri-giác và