Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/112

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

110
NHO-GIÁO


sự hành-động. Tới được cái bản-thể ấy thì gồm được cả động tĩnh: tĩnh thì thiêng-liêng sáng suốt, động thì lúc nào cũng có cái hòa trúng-tiết. Đó là cái chủ ý của Dương-minh, cho nên ông thường nói rằng: « Xưa ta ở đất Trừ, thấy môn-sinh hay vụ lấy sự tri-giác, không có ích cho sự sở đắc, ta mới dạy cho hãy tĩnh tọa; được một độ thấy cái quang-cảnh cũng có cận hiệu, nhưng lâu dần thấy có cái bệnh thích tĩnh chán động, đi vào cái khô-kháo cho nên gần đây ta chỉ nói trí-lương-tri. Lương-tri minh bạch, thì tha-hồ ở chỗ tĩnh mà thể-ngộ cũng được, ở chỗ việc làm mà ma-luyện cũng được. Cái bản-thể của lương-tri nguyên không có động, không có tĩnh, ấy là cái cốt-tử của sự học-vấn.» Cái ý của ông rõ như thế, mà về sau các học-giả chỉ biết ma-luyện ở chỗ việc làm, thế tất phải nhận tri-thức làm lương-tri, rồi ngầm-ngấm hãm vào cái bệnh nghĩa tập trợ trưởng 義 襲[1] 助 長, cái hại lại quá sự thích tĩnh


  1. Nghĩa tập 義 襲 là bởi cho vạn vật ở trong trời đất mỗi vật có một nghĩa khác nhau, ta phải rình-mò tìm-tòi từng nghĩa một, để ghép vào với nhau, chính như Chu-tử muốn bảo mọi sự đều hợp với cái nghĩa của nó, tức là cho cái nghĩa ở ngoài cái tâm.

    Theo như Mạnh-tử thì hai chữ ấy trái với hai chữ tập nghĩa 集 義. Tập nghĩa là nói ứng sự tiếp vật không có việc gì là không phải sự lưu-hành của tâm thể. Cái tâm không ai thay được, chỉ thay ở việc. Tâm họp ở việc, cho nên nói họp ở nghĩa, như nước có nguồn, cây có gốc, cái khí sinh sinh vô cùng, tức là cho cái nghĩa ở cái tâm của mình