Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/116

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Có vấn đề khi hiệu đính trang này.

114
NHO-GIÁO


một cách thân, để đạt cái nhân nhất-thể của ta. Nhiên hậu cái minh-đức của ta mới không có chỗ nào là không sáng, mà mới thật là lấy được trời đất muôn vật làm nhất-thể vậy. Bởi thế gọi là sáng cái đức sáng ở thiên-hạ, thế gọi là nhà tề, nước trị mà thiên-hạ bình, thế gọi là tận tính. »

— « Sao lại cốt ở chỉ ư chí-thiện? »

— « Chí-thiện là cái cực-tắc của minh-đức và thân-dân. Cái tính của mạnh trời tuy-nhiên chí-thiện, cái phần thiêng liêng sáng suốt không mờ tối là cái phần phát-hiện của chí-thiện, thế là cái bản-thể của minh-đức mà tức là cái gọi là lương tri vậy. Cái phần phát-hiện của chí-thiện, phải thì là phải, trái thì là trái, nhẹ nặng, giầy mỏng, hễ cảm là ứng ngay, biến động không ở một chỗ, thế mà vẫn có cái trung thiên-nhiên, đó là cái mực cùng tột của dân di vật tắc, mà không có thể nghĩ nghị thêm bớt được chút nào vậy. Đã hơi có nghĩ nghị thêm bớt một chút, đều là cái ý riêng, cái trí nhỏ, mà không phải là chí-thiện vậy. Nếu không phải là bậc rất thận-độc, một mực duy tinh duy nhất, thì làm thế nào mà tới được. Người sau chỉ vì không biết chí-thiện vốn ở tâm ta, mà dùng tư-trí để lần mò đo lường ở ngoài, cho là sự sự vật vật đều có định lý, cho nên sai lầm cái mực phải trái, chi-ly quyết-liệt, cái