ự vật vật đều có định lý, rồi tìm cái chí-thiện ở trong sự sự vật vật, đến nỗi chi-ly quyết-liệt, thác-tạp phân-vân, không biết cái phương hướng nhất định. Nay nếu đã biết chí-thiện ở trong tâm ta, không phải tìm ở ngoài, thì cái chí có định hướng mà không có cái lo về sự chi-ly quyết-liệt. thác-tạp phân-vân. Không có cái lo về sự chi-ly quyết-liệt, thác-tạp phân-vân, thì cái tâm không vọng động mà có thể tĩnh được. Cái tâm không vọng động mà có thể tĩnh được, thì trong khoảng nhật-dụng thung-dung nhàn-hạ mà có thể yên được. Đã yên, thì hễ khi nào một niệm phát ra, một việc cảm đến, là chí-thiện hoặc không phải là chí-thiện, cái lương-tri ở tâm ta tự biết xem xét kỹ-càng mà có thể nghĩ được; đã nghĩ được thì chọn cái gì cũng tinh, xử cái gì cũng đáng, mà có thể tới được chí-thiện vậy. »
— « Vật hữu bản mạt » tiên-nho cho minh-đức là bản, tân-dân là mạt, hai vật mà trong ngoài cùng đối nhau vậy. « Sự hữu chung thủy », tiên-nho cho tri chỉ là thủy, năng đắc là chung, một việc mà đầu đuôi cùng theo nhau vậy. Như lời thầy nói, cho tân-dân là thân-dân, so với cái thuyết bản mạt của tiên-nho có đúng không? »
— « Cái thuyết thủy chung, đại lược như thế rồi, đến như cho tân-dân là thân-dân,