ý hiếu thiện vẫn chưa thành vậy; cái ác mà lương-tri đã biết rồi, dù ghét rất thành, nhưng nếu không theo ngay cái vật mà ý đã để đến, để bỏ thực ngay, thì vật ấy vẫn chưa cách, mà cái ý ố ác vẫn chưa thành vậy. Nay hết thảy cái gì là thiện, là ác, mà lương-tri đã biết rồi, theo ngay cái vật mà ý đã để đến, để cái gì thiện thì làm cho hết, cái gì ác thì bỏ cho hết, thế thì không có vật nào là không cách, mà cái biết của lương-tri không còn thiếu-thốn gì, cũng không bị cái gì che lấp, và có thể đến được chỗ cùng tột vậy. Như thế, thì tâm ta vui sướng, không còn phàn-nàn cái gì nữa, mà tự khoan-khoái lắm vậy; ý phát ra cái gì không bao giờ mình lại dối mình, mà có thể gọi là thành vậy. Cho nên nói rằng: « Vật cách nhi hậu tri chí, tri chí nhi hậu ý thành, ý thành nhi hậu tâm chính, tâm chính nhi hậu thân tu. » Những điều ấy, về phần công-phu của điều-lý, tuy nói ra có trước sau thứ tự, song cái duy nhất của cái thể không có thể chia ra trước sau thứ tự được; về phần điều-lý của công phu, tuy không chia ra trước sau thứ tự, song cái duy tinh của cái dụng, không có thể thiếu thốn được mảy may chút nào. Ấy là cái thuyết cách, trí, thành, chính, cốt để mở cái chính truyền của vua Nghiêu, vua Thuấn, mà làm cái học tâm-ấn của họ Khổng vậy. » (Tục-biên, I).
Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/123
Giao diện