Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/124

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Có vấn đề khi hiệu đính trang này.

122
NHO-GIÁO


Thiết tưởng học-giả nên xem kỹ thiên Đại học vấn này, thì biết được đến phần uyên-thâm trong cái học của thánh hiền và lại hiểu được rõ cái tôn-chỉ của Dương-minh, chủ lấy lương-tri làm cái mối đầu sự học duy-tinh duy-nhất vậy.

Huấn mông đại ý. — Sự học của Dương-minh là chủ lấy sự không làm tổn mất cái bản-thể của tâm, cho nên về đường giáo-dục, ông chuyên trọng ở sự không làm tổn mất cái thiên-tính của nhi-đồng. Ông nói rằng: « Sự dạy của đời xưa là lấy nhân luân mà dạy người. Đời sau vì cái tập tục học ký tụng từ-chương khởi lên, cho nên phép dạy của tiên-vương mất đi. Nay dạy trẻ-con nên lấy hiếu đễ, trung tín, lễ nghĩa, liêm-sỉ, làm chuyên vụ; cái phương-pháp tài-bồi hàm-dưỡng, thì nên dạy ca thi để phát cái ý-chí, khiến tập lễ để làm cho nghiêm cái uy nghi, cho đọc sách để mở cái tri-giác. Người đời nay thường cho sự học ca thi và tập lễ là không thiết thời vụ, ấy là cái ý-kiến của bọn mạt tục dung bỉ, sao đủ biết được cái ý lập-giáo của cổ-nhân. Đại để cái tình của trẻ-con là thích chơi đùa mà sợ câu kiểm, như giống cây giống cỏ mới mọc lên, hễ được thư sướng thì lên tốt, phải ràng buộc thì cời đi. Nay dạy trẻ-con phải khiến nó đi lại nhảy