Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/125

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Có vấn đề khi hiệu đính trang này.

123
NHO-GIÁO


múa trong lòng vui sướng hớn hở, thì sự tiến của nó không thôi được. Ví như mùa xuân có mưa móc tưới cho cỏ cây, thì đều ra cành ra lá, tự-nhiên một ngày một lớn, và một khác đi. Nếu phải tuyết sương rét lạnh, thì cái sinh lý kém mòn, rồi càng ngày càng cằn cọc lại. Dạy ca thi, tập lễ, đọc sách, đều là đề thuận-đạo cái ý-chí, điều-lý cái tính-tình, làm mất dần cái bỉ-lận, hóa ngầm cái thô ngoan, khiến cho càng ngày càng quen lễ nghĩa mà không khổ ở cái khó, vào trung hòa mà không biết tại đâu. Đó là cái vi-ý của tiên-vương lập giáo vậy. Cách dạy trẻ của cận thế, thì chỉ cần ở cú đậu, khoa phỏng, bắt phải kiểm thúc mà không biết dạy dỗ bằng điều lễ, cầu lấy thông minh mà không biết nuôi-nấng bằng điều thiện, roi vọt đánh đập như người tù tội, làm cho trẻ xem nhà học như nhà ngục không muốn vào, trông thầy như khấu thù không muốn thấy. Trộm lén che đậy cho thỏa chơi đùa, đặt ra dối-giá, bày ra quỉ-quyệt để rông-rỡ cái ngoan-nghịch, cứ ngày ngày theo cái thói hạ-lưu, thế là xua trẻ làm điều bậy mà lại muốn nó làm điều thiện, thì sao được! » (Ngữ-lục, II).