Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/128

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Có vấn đề khi hiệu đính trang này.

126
NHO-GIÁO


vào, coi dân đói hay là chết đuối như là tự mình đói hay là chết đuối, có một người không được yên chỗ, coi như mình đẩy nó vào trong rãnh, không phải là cố ý làm thế để cầu cho thiên-hạ tin mình, cốt là noi đến cái lương-tri của mình, để tìm lấy sự vui hả của mình mà thôi vậy.

« Các bậc thánh như Nghiêu, Thuấn, Tam Vương, nói điều gì dân tin, là vì noi đến cái lương-tri mà nói vậy; làm điều gì dân cũng bằng lòng, là noi đến cái lương-tri mà làm vậy. Cho nên dân được vui-vẻ sung-sướng, giá có giết cũng không oán, giá có cho lấy lợi cũng không tham, ơn đức khắp đến rợ mọi, hết thảy những loài có huyết khí đều tôn, quí và thân yêu mình cả, vì là cùng một lương-tri vậy. Than ôi, thánh-nhân trị thiên-hạ sao mà giản dị như thế!

« Đời sau cái học lương-tri không rõ, người thiên-hạ dùng tư trí để ganh tị nhau và đè nén nhau, cho nên mỗi một người có một bụng, mà những cái biết chếch-lệch hẹp-hòi, những cái thuật gian dối, thầm dấu đến nỗi không nói xiết được. Ngoài mượn cái danh là nhân nghĩa, mà trong làm cái thực tự tư, tự lợi; quỉ từ để a-dua thói tục; kiểu hạnh để cầu tiếng khen; che cái điều hay của người mà nhận làm cái giỏi của mình; bới sự riêng của người để trộml ấy cái thẳng