Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/13

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

11
NHO-GIÁO


Triệu Phục lên ở Yên-kinh, không chịu nhận quan chức gì cả, ở nhà đem sách Tính-lý của họ Trình họ Chu ra dạy học-trò, có đến hàng trăm người. Bọn Diêu Khu và Dương Duy-trung cùng nhau lập một thư-viện, gọi là Thái-cực thư-viện ở Yên-kinh và làm miếu thờ Chu Đôn-di, đón Triệu-Phục vào giảng dạy ở trong viện.

Triệu Phục làm bức tranh gọi là Truyền-đạo-đồ trên vẽ vua Phục-hi, vua Thần-nông vua Nghiêu, vua Thuấn, rồi đến Khổng-tử, Nhan-tử, Mạnh-tử, sau cùng vẽ họ Chu, họ Trình, họ Trương, họ Chu, để bày tỏ cái đạo-thống từ đời xưa. Đằng sau bức tranh ấy lại ghi mục-lục các sách của thánh hiền để tiện cho học-trò kê-cứu. Ông lại vẽ bức Sư-hữu-đồ biên chép những đức-hạnh và những danh-ngôn của các tiên-nho, biên tập bộ sách Hi-hiền-lục kể những ngôn hạnh của Y Doãn và Nhan Hồi, và làm sách Y-Lạc phát-huy để nói rõ cái tôn-chỉ của phái lý-học nhà Tống.

Bọn Diêu Khu nhờ có sự giảng dạy của Triệu Phục mới biết rõ cái học-thuyết của Tống-nho, rồi đem truyền rộng ra ở phương bắc. Sau có Hứa Hành theo học Diêu Khu mà thành một nhà học-giả có tiếng trong đời nhà Nguyên.