Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/135

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

133
NHO-GIÁO


Chu-tử. Sự dạy của sách Đại-học, một trước một sau, giai cấp rõ-ràng, mà thực thì không thể nói có trước sau. Cho nên tóm cả tám điều mục lại thì là một việc.

« Tiên-sinh là bậc mạnh thế nhân hào, cái giác-ngộ ở Long-trường là thuộc về phần Trời mở cho, nhưng tiên-sinh lại cho cái giác-ngộ ấy là ở sự ấn-chứng trong ngũ Kinh mà đến, thì thật là khuếch-nhiên con đường thánh không có ngờ gì nữa. Song vì tiên-sinh kíp về việc làm cho sáng đạo, thường thường cứ noi cao lên một chút, mà khinh thường cái cách chỉ-điểm, thành ra mở lối cho cái tệ của bọn hậu-học liệp-đẳng. Giả sử Trời cho thêm tuổi, để rèn đúc hết những cái ý-kiến cao-minh trác-tuyệt mà làm cho tới chỗ thực-địa, an tri lại không có cái vãn-niên dịch-luận hay sao? »

Hoàng Lê-châu là di-nho nhà Minh, bàn đến cái học của Dương-minh nói rằng: « Kỳ thủy cái học của tiên-sinh có phiếm lạm về từ-chương, rồi sau đọc hết sách của Chu-tử, tuần-tự mà cách-vật, nhưng vật lý và ngô tâm vẫn chia ra làm hai, không có lối vào đạo. Tiên-sinh bèn xuất nhập ở Phật Lão khá lâu. Kịp đến khi bị đày ra ở chỗ mường mọi, tiên-sinh động tâm nhận tính, nghĩ rằng thánh-nhân ở vào địa-vị ấy, thì có cái