ở Việt, cái thao-thủ của tiên-sinh lại càng tinh-thục hơn, cái sở đắc lại càng tiến-hóa thêm, lúc nào cũng biết phải, biết trái, mở miệng ra là được cái bản-tâm, không cần phải gá mượn góp nhặt, tựa như mặt-trời ở trong không-gian, mà vạn tượng được soi sáng hết cả. Ấy là sau khi cái học đã thành rồi mà lại có ba lần biến ấy vậy.
« Tiên sinh lo rằng: sau Tống-nho, các học-giả lấy sự tri-thức làm cái tri, cho cái sở hữu của nhân-tâm là cái minh-giác, mà cái lý là cái công cộng của thiên địa vạn vật, cho nên tất phải cùng cái lý của thiên địa vạn vật, nhiên hậu cái minh-giác của ngô tâm cùng với cái lý ấy hỗn hợp làm một, mà không gián đoạn, ấy là không có nội ngoại, kỳ thực là toàn nhờ cái kiến-văn ở ngoài, để cứu bổ cái minh-linh vậy. Tiên-sinh bèn cho cái học của thánh-nhân là tâm-học, tâm là lý, cho nên dạy về trí-tri cách-vật, không thể không nói: đem hết cái thiên-lý của lương-tri vào sự sự vật vật, thì sự sự vật vật đều được cái lý. Nếu lấy tri-thức làm tri, thì thành ra khinh-phù mà không thực, cho nên tất phải lấy lực-hành làm công-phu. Lương-tri cảm ứng thần tốc, không có đợi chờ. Cái sáng của bản-tâm là tri, không dối cái sáng của bản-tâm là hành, không thể không nói tri hành hợp-nhất được. Đó là