Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/138

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

136
NHO-GIÁO


cái đại-chỉ của sự lập ngôn không ra ngoài điều ấy được.

« Hoặc có kẻ không biết cái giới-hạn của đạo Phật và đạo Nho, cho cái thuyết bản-tâm của Phật-giáo cũng giống như cái thuyết tâm-học. Chỉ có một chữ « lý » mà Phật thì đem cái lý của thiên địa vạn vật để ra ngoài bụng không giảng đến, chỉ giữ cái minh-giác thôi. Nho thì không cậy ở cái minh-giác, mà cầu ở cái lý trong khoảng thiên địa vạn vật, cho nên hai bên khác hẳn. Song, qui cái lý về thiên địa vạn vật, với qui cái minh-giác về ngô tâm, thì vẫn là một vậy. Quay ra ngoài mà tìm cái lý, thì thành ra nước không có nguồn, cây không có gốc. Giả sử có tổng hợp lại được, thì ở trên cái bản-thể đã phí mất bao nhiêu công-phu, cho nên lần từng nhà mà xin lửa và nhắm mắt thấy tối, thì cách nhau chẳng xa.

« Tiên-sinh điểm khởi cái tâm sở dĩ là tâm, là không ở minh-giác mà ở thiên-lý. Như thế là cái gương đã rơi xuống lại nhặt lên, bèn khiến Nho với Phật phân-biệt ra, cách nhau xa như núi sông, ấy là ai có mắt cũng thấy rõ vậy. Thử lấy những lời của Khổng Mạnh mà chứng xem: Trí cái lương-tri của ta đến các sự vật, thì các sự vật đều được cái lý, thế không phải là « nhân năng hoằng đạo » hay sao? Nếu cho cái lý ở sự vật, thì hóa ra