Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/139

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

137
NHO-GIÁO


« đạo năng hoằng nhân » vậy. Cáo-tử cho cái nghĩa ở ngoài, há là bỏ hẳn cái nghĩa mà không đoái tưởng đến hay sao? Chẳng qua là cầu cái nghĩa ở trong khoảng sự vật mà hợp lại. Như thế, chính là thế-nho gọi là cùng-lý vậy. Mạnh-tử không cho là phải, mà đem bốn mối qui cả về ở tâm. Than ôi! cám bã dậm mắt, bốn phương đổi ngôi, thì mới có thể ngờ cái học-thuyết của tiên sinh vậy. »

Học-giả đã xem rõ cái học của Dương-minh, lại đọc những lời bàn của hai bậc danh-nho trên kia, chắc là hiểu được những điều cốt-yếu về tâm-học. Ai muốn biết thêm nữa, thì nên xem sách Vương Văn-thành-công toàn-thư 王 文 成 公 全 書 và sách Minh-nho học-án 明 儒 學 案 của Hoàng Lê-châu. Thiết-tưởng những nhà hiếu-học không nên bỏ qua cái học có nghĩa lý sâu xa ấy mà không xem vậy.

CÁC CHI-PHÁI CỦA DIÊU-GIANG PHÁI

Sau khi Dương-minh mất rồi, môn-đệ của ông tụ-họp nhau lại, mở nhà thư-viện ở các nơi, đem cái học trí-lương-tri mà giảng dạy, lập ra nhiều môn-phái. Trong những môn-phái ấy có Vương Kỳ, Vương Cấn và La Hồng-tiên là người trác-lạc, hiểu tới chỗ