Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/142

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

140
NHO-GIÁO


người trong môn-nhân của Dương-minh, và lại có cái tư-tưởng rất siêu việt, cho nên cái học của ông chủ ở « tứ vô 四 無 », lấy chính-tâm làm cái học tiên-thiên, thành-ý làm cái học hậu-thiên. Theo ở cái tâm mà lập căn, thì cái tâm vô thiện vô ác, tức là cái ý vô thiện vô ác, ấy là tiên-thiên thống hậu-thiên; theo ở cái ý mà lập căn, thì không khỏi có hai mối thiện và ác, mà cái tâm không thể không có điều hỗn-tạp, ấy là hậu-thiên phục lại tiên-thiên.

Luận-giả có người nói rằng: « Cái học của ông truyền ra thiên-hạ không thể không có điều ngờ. Lấy cái thuyết « tứ hữu 四 有 » mà bàn, thì thiện là cái cố-hữu của tâm, cho nên cái thiện của ý, tri, vật, theo ở trong tâm mà phát ra, cái ác theo ở ngoài tâm mà đến. Nay nếu nói tâm-thể đã không có thiện ác, thì cái ác của ý, tri, vật, là lầm mà cái thiện cũng là lầm. Cái công-phu đã lầm, thì sao lại nói là phục về cái bản-thể được? » Nghĩ cho kỹ ra, thì lời bẻ ấy vẫn là non, mà cái tư-tưởng của Long-khê rất nên chú ý lắm, là vì theo cái tâm, là cái bản-nhiên của trời đất, tất tự nó không có thiện ác. Thiện và ác khởi đầu có từ lúc có cái ý, là cái riêng của người ta. Vậy hữu thiện hữu ác thuộc về phần hậu-thiên, tức là phần người; vô thiện vô ác thuộc về phần tiên-thiên, tức là phần trời. Hữu thiện hữu ác là phần tỉ-hiệu, do sự so-sánh của