cái bản-thể; nếu không, thì phải theo thành-ý mà vào chính-tâm. Hai đường đều đi đến một chỗ cùng-cực, thì vẫn không có hại gì. Vả chăng Long-khê hình như đã đón trước điều đó, cho nên nói rằng: « Thánh-học từ nghìn xưa, chỉ cốt ở một niệm linh minh. Giữ được một niệm, ấy là học; lấy niệm ấy mà xúc phát cảm thông, ấy là giáo; tùy sự mà không làm tối mất cái niệm ấy, gọi là cách-vật; không dối cái niệm ấy, gọi là thành-ý; một niệm khuếch-nhiên, không có một cái mảy tư nào cố-tất, gọi là chính-tâm. Ấy là cái căn-nguyên dị giản trực tiệt. »
Long-khê cho cái lương-tri là ở trong « vô » mà sinh ra « hữu », tức là cái trung vị-phát, ấy là trước cái tri, chứ không có cái v-phát; cũng như cái hòa trúng-tiết, ấy là sau cái tri, chứ không có cái dĩ-phát. Lương-tri tự nó thu-liệm lấy được, không cần phải chủ ở sự thu-liệm; tự nó phát-tán ra được, không cần phải cầu ở sự phát-tán, dáng hiện ra là hiện-thành, không cần phải mượn cái công-phu tu chỉnh mà sau mới được. Cái thuyết trí-lương-tri vốn là đặt ra để cho người chưa ngộ, hễ khi nào đã tin hẳn được cái lương-tri rồi, thì độc vãng độc lai, như ngọc châu chạy ở trong cái mâm, không đợi có cai-quản câu-thúc, mà tự nó không qua được cái qui-tắc. Còn như hết thảy sự đốc-tín cẩn-thủ là