Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/146

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

144
NHO-GIÁO


nhau. Có người bảo lương-tri không phải là giác-chiếu, phải gốc ở sự qui-tịch 歸 寂 mới được; như cái gương soi vật, cái thể sáng tịch-nhiên mà đẹp xấu tự-nhiên phân biện, nếu ngưng trệ ở sự soi, thì cái sáng lại mờ đi vây. Có người bảo lương-tri không có hiện-thành, có tu-chứng rồi mới được hoàn toàn; như loài kim khoáng, nếu không có lửa nung nấu, thì không thành loài kim vậy. Có người bảo lương-tri là kể từ lúc dĩ phát mà lập giáo, chứ không phải là cái bản-chỉ vị-phát vô-tri. Có người bảo lương-tri vốn không có lòng dục, theo lòng thẳng mà động, thì không có cái gì là không phải đạo, không đợi phải thêm cái công tiêu-dục. Có người bảo có chủ-tể, có lưu-hành: chủ-tể để lập tính, lưu-hành để lập mạnh, rồi lấy lương-tri chia ra thể và dụng. Có người bảo sự học cốt ở tuần-tự, lúc cầu có gốc ngọn, lúc được không có trong ngoài, rồi lấy trí-tri phân biệt ra thủy chung. Đó đều là những chỗ các nhà bàn về sự học khác nhau, không thể không phân-biện được vậy.

« Tịch là cái bản-thể của tâm; tịch lấy chiếu làm dụng, giữ cái không-tri mà bỏ sót cái chiếu, thế là trái với cái dụng vậy. Thấy đứa trẻ sa xuống giếng mà thương sót, thấy cách đi xin ăn dơ nhuốc mà xấu-hổ, lòng