nhất-định ở chỗ nào, không cần có khuôn-phép; hễ đã dùng đến công-phu, thì làm trở ngại cái thể hư-vô, thế là phải gần với Thiền-học, Sự lưu hành tức là cái chủ-tể, nhưng với tay lên núi cao, không bấu víu vào đâu được, phải lấy tâm tức 心 息 nương nhau làm phép quyền tạm, thế là gần Lão-học. Tuy nói là chân-tính lưu-hành thì tự-nhiên thấy rõ cái thiên-tắc, nhưng đối với cái khuôn-phép của Nho-học cũng hơi khác vậy. Song ông thân thừa cái mạt mạnh của Dương-minh, những lời vi-ngôn của Dương-minh thường thường còn truyền lại. Sau Tượng-sơn không thể không có Từ-hồ; sau Dương-minh không thể không có Long-khê. Lấy sự thịnh suy của học-thuật mà suy rộng ra, thì Từ-hồ làm cho cái luồng sóng của Tượng-sơn lưu thông, mà Long-khê thì khoi sông tìm nguồn, đối với cái học của Dương-minh vốn có phát-huy ra được nhiều vậy.»
Trương Nguyên-xung. — Trương Nguyên-xung 張 元 冲, tự là Thúc-khiêm 叔 謙, hiệu là Phù-phong 浮 峯, người đất Âm-sơn, tỉnh Chiết-giang, đỗ tiến-sĩ, làm quan đến chức phó-đô-ngự-sử, tuần-phủ tỉnh Giang-tây. Ông thường nói rằng: Cái đạo của Khổng-tử là nhất dĩ quán chi; cái đạo của Mạnh-tử là vạn vật đều đủ ở ta. Cái thuyết