Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/15

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

13
NHO-GIÁO


Đến khi sự loạn đã yên, ông trở về đất Hoài, thường đi lại ở khoảng Hà-lạc theo Diêu Khu được đọc sách của họ Trình họ Chu, sự học của ông càng thêm nhiều điều sở đắc. Ông sang ở đất Tô-môn, cày ruộng mà ăn, rồi cùng với bọn Diêu Khu 姚 樞 và Đậu Mặc 竇 黙 giảng tập. Ông học rất rộng, phàm những Kinh-học, Truyện-học, Sử-học, Tử-học, lễ-nhạc, thiên-văn, lịch-học, binh-học, hình-luật-học, thực-hóa-học, thủy-lợi-học, không có khoa học nào là không giảng tập. Ông khảng-khái lấy đạo làm chức-nhiệm của mình, thường nói với người ta rằng: « Cương thường trong thiên-hạ không thể một ngày mà bỏ mất đi được. Nếu người ở trên không dùng nữa, thì kẻ ở dưới phải dùng. »

Đến khi Hốt-tất-liệt được phong làm vương ở đất Tần, tức là đất Thiểm-tây bây giờ, muốn hóa người xứ ấy, bèn đón ông vào làm chức kinh-triệu đề-học. Người đất Tần từ khi khỏi việc loạn lạc, muốn học không có thầy, nghe Hứa Hành đến, ai cũng vui mừng đến học, và ở các nơi ở đất Tần đều dựng nhà học nhà hiệu.

Hốt-tất-liệt là em vua Mông-cổ, nhưng rất trọng những người Nho-học. Kịp khi lên làm vua, vời bọn Diêu Khu và Hứa Hành vào làm quan tại kinh. Hứa Hành thường nói những việc trị loạn, hưu thích, không gì