Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/151

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

149
NHO-GIÁO


hành của giới-cụ, ấy là sự lưu-hành của tính-thể vậy. Xa lìa sự giới-thận khủng-cụ thì không biết tìm tính ở đâu; xa lìa cái tính thì không biết tìm sự nhật dụng luân vật ở đâu. Cái học của ông thì thận trọng mà không cao xa, song nhờ có cái học ấy mới giữ được cái phần thiết-thực trong cái học của Dương-minh.

Âu dương-Đức. — Âu dương-Đức 歐 陽 德, tự là Sùng-nhất 崇 一, hiệu là Nam-dã 南 野, người đất Thái-hòa, tỉnh Giang-tây, đỗ tiến-sĩ cập-đệ, làm quan đến chức Lễ-bộ thượng-thư. Ông nói rằng: «Cái minh-giác thật của thiên tính, tự-nhiên tùy cảm mà thông, tự nó có điều-lý, ấy thế gọi là lương-tri, mà cũng gọi là thiên-lý. Thiên-lý là sự điều-lý của lương-tri, lương-tri là cái linh-minh của thiên-lý. »

Nhiếp-Báo.— Nhiêp-Báo 聶 豹, tự là Văn-ủy 文 蔚, hiệu là Song-giang 雙 江, người đất Vĩnh-phong, tỉnh Giang-tây, đỗ tiến-sĩ, làm quan đến chức thượng-thư. Lúc ông đang làm quan, có việc bị giam trong ngục, ngồi tĩnh tọa lâu ngày, hốt-nhiên thấy rõ cái chân-thể của tâm, quang minh oanh triệt, vạn vật đều đủ, bèn mừng mà nói rằng: «Ấy là cái trung chưa phát, giữ cái ấy không mất, thì cái lý của thiên-hạ đều bởi đó mà ra vậy.»