Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/162

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

160
NHO-GIÁO


心 無 存 亡,但 離 獨 位 便 是 亡: Tâm không có tồn vong. chỉ có lìa bỏ cái ngôi « độc » ấy là vong.»

Cái học thận-độc giải nghĩa như thế, thì chính hợp với cái học trí-lương-tri của Vương Dương-minh và có thể khiến học-giả không khuynh-hướng về đường hư-vô. Đó thật là ông đã đạt tới cái chủ-đích muốn cứu bổ cái thời tệ vậy. Song, xét cho hết lý, thì cái học thận-độc tuy giữ được phần thiết-thực chắc-chắn hơn, nhưng về phần cao siêu hoằng đại thì lại không bằng cái học trí-lương-tri có thể bao-quát được cả vũ-trụ.

Hoàng Lê-châu là cao-đệ của ông, nói rằng: « Xưa nay nho-giả nhiều người nói thận-độc, song người thì nhận biết cái bản-thể mà sa vào chỗ hoảng-hốt, người thì nương tựa vào cái độc-tri mà cố sức ở cái động niệm, duy có Trấp-sơn thấy được cái chân thực, và nhận biết trong sự hỉ nộ ai lạc chỉ có một khí quán thông hết cả, không phải mượn phẩm tiết hạn chế, mà cái đức trung-hòa tự-nhiên lưu-hành ở khoảng nhật dụng động tĩnh. Cái độc-thể như thế, tựa như trời lấy một khí mà tiến thoái, chia đều bốn mùa, ấm lạnh rét nóng không sai phép thường; một năm như thế, muôn đời cũng như thế, dầu có khi sai lỗi âm dương, thành ra điềm tốt điềm xấu, song