Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/17

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

15
NHO-GIÁO


làm quan thì nên rộng đặt ra điều cách để đợi lúc cần dùng, như thế thì cái oán mất chức cũng thư được ít nhiều. Ở ngoài, đặt chức giám-tư để xét việc ô lạm, ở trong chuyên ở bộ Lại để định cái tư-cách và lý-lịch của người làm quan, thì sự cầu cạnh phi-phận có thể bớt được.

3• Việc làm vua là khó. — Mạnh trời ủy thác cho người làm vua làm thầy, là giao cho cái trách-nhiệm rất khó. Sự khó ấy có sáu điều:

a) Sự theo đúng lời nói. Làm đấng nhân-chủ không lo ở sự khó về lời nói, mà lo ở sự khó về cách thi-hành lời nói. Phàm lấy cái phân-biện lớn của thiên-hạ và số nhiều của nhân dân, thì việc có vạn biến, ngày có muôn cơ, đấng nhân-quân đem một cái thân, một cái tâm, mà thù ứng, như thế mà muốn nói ra, há dễ được hay sao? Có điều trước nói rồi nay quên đi, có điều nay truyền xuống, rồi sau lại trái lại. Những điều phải trái, giống nhau, khác nhau, chia ra sửa lại, biến đi đổi lại, kỷ-cương không bày tỏ ra được, pháp-độ không dựng lên được, thiên-hạ không biết cậy ở đâu mà theo, rồi nhân đó mà làm bậy. Làm kẻ trên hay thích sự thư-từ, người làm bầy tôi thì chuộng sự dung-duyệt. Dung-duyệt vốn là vì lòng tư; mà lòng tư thịnh lên thì không sợ người, và thư-từ vốn là vì lòng dục, mà lòng dục thịnh lên thì không sợ Trời. Lấy