Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/172

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

170
NHO-GIÁO


Tôn Thận-Hành.— Tôn Thận-Hành 孫 慎 行, tự là Văn-tư 聞 斯, hiệu là Kỳ-húc, 淇 澳, người đất Võ-tiến, tỉnh Giang-tô, đỗ tiến-sĩ cập-đệ, làm quan đến chức Lại-bộ thượng-thư, bị Nguy Trung-Hiền bắt đi đày.

Cái học của ông theo Tống-nho. Ông thường nói rằng: «Cái đạo của nho-giả, không theo cái ngộ mà vào được. Người quân-tử suốt ngày phải học, vấn, tư, biện, hành, ấy là suốt ngày phải giới-cụ, thận-độc, chứ sao lại tìm cái quang-cảnh mịch-nhiên vô tâm ở chỗ hư gian? Bỏ học, vấn, tư, biện, hành mà lại riêng tìm một đoạn công-phu của sự tĩnh-tồn động-sát để nuôi cái trung-hòa, thì làm thế nào cũng đi vào Thiền-học vậy.» Các học-giả nói thiên-mạnh thì thường cho là có cái mạnh của lý-nghĩa và cái mạnh của khí vận, lẫn lộn không đều. Nhân đó thành ra có cái tính lý-nghĩa và có cái tính khí-chất, lại nhân đó mà có cái tâm lý-nghĩa và cái tâm hình-khí. Ông cho ba điều ấy khác tên mà đồng bệnh. — Về cái mạnh, thì ông bảo sự lưu-hành vãng lai của khí tất phải có cái quá và cái bất-cập, cho nên nóng lạnh thác tạp, trí loạn tuần hoàn; nhưng trong cái bất tề của vạn hữu có một điểm chân chính chủ-tể, khiến lành được phúc dữ phải vạ cho hợp cái lẽ chí-thiện, như thế là nhất tề đó vậy.— Về cái tính, thì ông cho là tính thiện, khí-chất cũng thiện.