chủ ở sự giác-ngộ, mà ông thi trọng cái công-phu. Ông bảo học-giả phải hiểu thấu đến chỗ bản-nguyên, tìm đến chỗ chưa phát, mà nhật dụng thường hành thì phải điểm-kiểm để cho hợp với bản-thể. Ông cho bên Phật nói cái tính thấy ở chỗ linh-minh của sự tri-giác vận-động, là cái tính khí-chất, mà bên Nho gọi tính là cái thấy ở chỗ tốt trong cái tri-giác linh-minh, cái ấy mới là cái tính nghĩa lý. Hoàng Lê-châu nói rằng: « Phàm cái thể của tai, mắt, miệng, là cái chất; sự trông, nghe, nói, động, là cái khí. Sự trông, nghe, nói, động, lưu-hành mà không mất cái phép, ấy mà tính; lưu-hành mà có quá và bất cập là cái thiên-lệch của khí-chất. Như thế thì không những là không thể nói được là tính, mà đến cả khí-chất cũng không thể nói được. »
Cái học của phái Thủ-thiện và phái Đông-lâm không giống nhau, nhưng vì hai bên cùng theo một cái chủ-đích cốt để cứu-bổ sự học đương thời, và cùng quan-hệ đến việc chính-trị, cho nên những đảng-phái khác đều cho làm một với Đông-lâm và lấy tên Đông-lâm mà gọi chung cả.