Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/182

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

180
NHO-GIÁO


vi của phái lý-học, nghĩa là thường cứ xuất nhập ở cái học của họ Trình, họ Chu, hay là ở cái học của họ Lục, họ Vương. Song có một điều ta nên chú ý, là những học-giả trong phái Đông-lâm có nhiều người khởi đầu chịu cái ảnh-hưởng của Tây-học,

Số là vào quãng năm Vạn-lịch đời vua Thần-tôn, tức là vào cuối thế-kỷ thứ XVI, nhân có người Âu-tây vào buôn bán ở vùng Quảng-đông và Phúc-kiến, các giáo-sĩ đạo Gia-tô dần dần sang truyền đạo ở chỗ dân gian. Lúc đầu có những giáo-sĩ thuộc về Gia-tô giáo-hội (Société des Jésuites) sang ở vùng Quảng-đông học tập tiếng Tàu và chữ Nho. Trong những giáo-sĩ ấy, có Lợi-Mã-Đậu 利 瑪 竇 (Mathieu Ricici), người nước Ý-đại-lợi, học giỏi chữ Tàu, mặc lối nho-phục, lên ở vùng Nam-kinh thường giao-du với bọn sĩ-phu trong phái Đông-lâm-

Năm Vạn-lịch thứ 28 (1600) đời vua Thần-tôn nhà Minh, Lợi-Mã-Đậu cùng với giáo-sĩ Bàng-Dịch-Ngã (?) lên Bắc-kinh. Bấy giờ trong phái Đông-lâm có bọn Léon Lý Chi-Tháo 李 之 藻 và Paul Từ Quang-Khải 徐 光 啓 đã theo đạo Gia-tô, làm quan tại triều, đều ra sức điều-hộ, cho nên vua Thần-tôn cho giáo-sĩ được phép mở nhà giáo-đường để truyền đạo. Giáo-sĩ Lợi-Mã-Đậu hiểu rõ tâm tính người Tàu và thường giao-thiệp