chư-tử. Thế đủ rõ là trong sự hiếu học của Thánh-tổ vẫn có cái chủ-kiến về đường chính-trị vậy,
Sự học trong đời Khang-hi rất thịnh, không những các phái trong Nho-giáo như phái Hán-học và phái Tống-học đều thịnh hành, mà phái Tây-học cũng có thế-lực. Những giáo-sĩ của hội Gia-tô-giáo đến ở Bắc-kinh từ cuối đời nhà Minh đều được trọng dụng. Lúc ấy có giáo-sĩ Thang-Nhược-Vọng 湯 若 望 (Adam Schall) và Nam-Hoài-Nhân 南 懷 仁 (Ferdinand Vierbiest), đều làm chức giám-chính trong Khâm-thiên-giám. Các giáo-sĩ đem những sách khoa-học và triết-học của Âu-tây dịch ra chữ nho. Sau vì những giáo-sĩ thuộc về giáo-hội khác ở phía nam nước Tàu, công-kích cái phương-pháp tuyên giáo của giáo-hội Gia-tô (Société des Jésuites) cho nên Thánh-tổ mới có lịnh cấm đạo, thành ra sự Tây-học ở nước Tàu cũng vì thế mà gián đoạn.
Vua Thế-tôn, niên-hiệu Ung-chính (1723-1735), cũng chăm lo việc học, mở các thư-viện và chọn những người minh kinh tu hạnh làm viện trưởng, lấy những điều-qui của Chu-tử ở Bạch-lộc-động ban ra khắp cả nước.
Vua Cao-tôn, niên-hiệu Càn-long (1736-1795), cũng như vua Thánh-tổ rất lưu tâm đến việc học, mở những khoa bác-học hồng-