Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/192

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

190
NHO-GIÁO


và đặt ra qui-thức giáo-dục theo tân-thời. Nho-giáo về đường hình-thức đến đó mới biến hình đổi dạng, và có lẽ nhờ cuộc biến-đổi ấy mà phát hiện cái chân tướng ra được. Bởi vì xưa nay cái học chân-chính của Nho-giáo thường phát ra ở các nhà tư-thục, chứ ở những nhà công-học, thì ngoài sự bó buộc sĩ tử trong vòng khoa-cử ra, không thấy có cái tư-tưởng gì mới lạ cả.

Một nhà khảo-cứu Nhật-bảo nói rằng: « Sự học-vấn nước Tàu bị nhà chính-trị lợi-dụng, học-trò khi ở nhà trường học những cách không phải để đem ra ứng dụng, chẳng qua chỉ học những văn bài để ra ứng thí mà thôi. Thậm chí Khổng-giáo là cốt dạy cho người ta trí-tri, cách-vật và cái qui-mô trị quốc, bình thiên-hạ, lớn đến những điều cốt yếu về chính-trị, nhỏ là những điều để tu-dưỡng nhân-cách, thế mà từ khi bị phải nhà chính-trị lợi dụng, có người chê cả Khổng-giáo, cho là một cách học để đi thi. Ngày nay nước Tàu bỏ hẳn khoa-cử đi rồi, nhiều người đã xướng lên là giải phóng cho Khổng-giáo, thật là phải lắm vậy.»