thế của vua để lập nên uy thế của nó, làm thỏa lòng muốn của vua để cố kết lấy lòng yêu tin của vua. Nó làm hại dân ở dưới mà ở trên vua không biết. Đến lúc ấy dẫu muốn đuổi nó đi, cũng khó vậy. — đ) Được lòng dân. Dân theo vua bởi mạnh Trời, song nếu vua làm cho dân mất trông nhờ, làm cho dân oán, thì dân có lòng giận mà không theo. Tất là phải theo đạo Đại-học, lấy sự tu-thân làm gốc. Một lời nói, một việc làm, có thể làm phép cho thiên-hạ, một sự thưởng, một sự phạt, có thể hợp với sự công-bằng của thiên-hạ. Thế thì không cần dân theo mà dân cũng theo. — e) Thuận đạo trời. Từ Tam-Đại về sau chỉ có đời vua Văn, vua Cảnh nhà Hán là thịnh trị hơn cả. Song lúc bấy giờ Trời thường có tai biến mà vua Văn vua Cảnh biết cẩn-thận đối với sự răn bảo của Trời, một mực lấy việc nuôi dân làm đầu, cho nên lòng dân thuận mà hoà khí ứng.
4• Nông tang học hiệu. — Nhà nước chỉ biết cách khéo thu tiền tài mà không biết rõ cái gốc tiền tài ở đâu, chỉ biết phòng giữ sự khi trá của người mà không biết nuôi lòng thiện của người, chỉ lo pháp luật khó thi-hành mà không lo đến lúc pháp luật không có chỗ thi-hành ra được. Nếu biết trọng về sự làm ruộng, bắt hết cả những kẻ lười biếng không có nghề nghiệp phải chăm chỉ về sự nông