Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/202

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

200
NHO-GIÁO


phương-châm ấy mà làm sách Nhật-tri-lục, cho nên ông nói ở trên bài tựa rằng: « Ta đọc sách từ thuở nhỏ, biên chép ra nhiều chỗ, nhưng sau có chỗ nào không hợp thì sửa lại, hoặc có chỗ cổ-nhân đã nói trước ta rồi, thì bỏ đi. » Lối làm văn của ông cũng không bắt-chước người đời xưa.

Hai là trọng chứng-cứ. Ông biên chép ra điều gì là có đủ chứng-cứ rõ-ràng, chứ không nói mò.

Ba là trọng sự thực dụng. Ông nói rằng: « Khổng-tử san định sáu Kinh, tức là cái tâm của Y Đoãn, Thái-công cứu sự lầm-than của dân. Cho nên nói rằng: « Tái chư không ngôn, bất như kiến chư hành sự 載 諸 空 言,不 如 見 諸 行 事: Chép những lời không-ngôn, không bằng thấy ở việc làm. »... Phàm văn mà không quan-hệ đến sự sáu Kinh đã dạy, và đến việc đương thế, thì nhất thiết không làm. »

Bởi có cái học thiết-thực kinh-tế và cái phương-pháp khoa-học dùng về sự khảo-cứu và sự trước-thuật ấy, Cố Đình-lâm mở ra một học-phái rất có giá-trị trong đời nhà Thanh vậy.

Điễm Nhược-Cự. — Diễm Nhược-Cự 閻 若 璩, tự là Bách-thi 百 詩 (1616-1704), người đất Thái-nguyên, tỉnh Sơn-tây, cũng là một