Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/206

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

204
NHO-GIÁO


nên có thầy dạy riêng năm Kinh. Cái học huấn hỗ là đều bởi thầy khẩu-truyền cho... Cổ tự, cổ ngôn, phi thầy dạy Kinh, không hiểu được... Bởi thế cho nên những lời dạy đời xưa không nên đổi, và thầy dạy Kinh không nên bỏ vậy. Nhà ta bốn đời truyền Kinh đều thông nghĩa đời xưa, nay nhân thuật lại cái học của nhà mà làm bộ sách Cửu Kinh cổ nghĩa 九 經 古 義 này. »

Về sau Vương Dẫn-chi thường nói rằng: « Huệ Định-vũ tiên-sinh khảo cổ tuy cần, nhưng kiến-thức không cao, tâm không tế-nhị, thấy cái gì khác với đời nay thì theo, bất luận thị phi thế nào cả.»

Huệ Đống lại giỏi về Dịch-học, có làm sách Chu Dịch-thuật 周 易 述, và Cổ-văn thượng-thư-khảo 古 文 尚 書 考.

Kể các học-giả trong phái Khảo-chứng, thì chỉ có phái họ Huệ này mới thật là thuần-túy Hán-học. Song cái học đã chuyên chú ở Hán-học, thì lại có cái lầm của Hán-học mà không biết. Cũng vì thế mà cái học họ Huệ tuy rộng, nhưng không tinh bằng cái học họ Đái vậy.

Đái Chấn.— Đái Chấn 戴 震, tự là Đông-nguyên 東 原 (1722-1777), người đất Hưu-ninh, tỉnh An-huy, đỗ cử-nhân đời Càn-long, vào kinh làm bộ: Tứ-khố toàn-thư 四 庫 全