Phi công-kích tiền nhân để tự biểu-bộc mình, thì nương tựa vào kẻ hiền đời xưa mà theo đuôi. » Hai cái tệ ấy rất hại cho người ta, là bởi trong sự học ta thường hay bị người che lấp, đến khi ta biết cái che lấp ấy, cố sức để thoát khỏi, thì ta lại bị ta che lấp ta. Ông muốn học-giả bỏ hết cái tính hay nương tựa vào người. Điều gì cũng vụ tìm cho đến sự thực, chứ không phải theo một học-thuyết nào. Ông thực-hành cái thuyết ấy trong sự học của ông, cho nên nói rằng: « Ta sở dĩ tìm ở trong các Kinh, là vì sợ lời nói của thánh-nhân, hậu thế còn để mờ tối chăng. Song sự tìm-tòi ấy có điều mười phần được cả mười, có điều mười phần không được đủ mười. Những điều mười phần được cả mười là so với các đời xưa mà không có cái gì là không điều-quán, hợp với đạo mà không còn nghi ngờ gì nữa, lớn nhỏ xem hết, gốc ngọn xét kỹ. Nếu lại theo lời truyền văn để định cái phải, chọn ở các thuyết để lựa lấy cái tốt, lấy lời không-ngôn để định cái luận, tựa vào một cái cô-chứng để tin cái suốt; tuy men dòng nước có thể biết được cái nguồn, nhưng mắt không thấy cái nguồn chảy thế nào; tuy lần gốc có thể tới đến ngọn, nhưng tay không sờ đến cành xem các nhánh mọc thế nào, đều là cái biết chưa được mười phần đủ cả mười; lấy
Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/208
Giao diện