Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/21

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

19
NHO-GIÁO


tang, thì chỉ độ mươi năm sau kho đụn đầy dẫy. Nếu tự đô ấp đến chỗ châu huyện đều đặt nhà học, để cho từ con vua trở xuống đến con nhà sĩ và thứ-nhân đều đi học cả, thì độ mươi năm sau, trên biết bảo dưới, dưới biết cách thờ trên.

5• Thận vi. — Thiên-hạ sở dĩ trị được là bởi cái đạo có thích nghi, đấng nhân-quân cần phải xét cho kỹ. Xét kỹ rồi mới phát ra, thì phát ra lúc nào cũng tin. Khi mừng khi giận sắc hiện ra mặt, lời nói hiện ra miệng, người ngoài có thể biết trước được. Nếu xét lại cái cớ tại làm sao mà người ngoài biết, chắc hối về sự nông nổi vậy. Bởi thế đấng tiên-vương tiềm tâm cung mặc, mừng giận không khinh dị. Khi chưa phát ra dẫu người rất gần cũng không biết, khi phát ra rồi dẫu người rất thân cũng không làm cho thay đổi đi được, cho nên hiệu-lịnh giản dị mà không khi nào phải hối hận mà sửa đổi lại và vẫn được trúng-tiết vậy.

Bài sớ ấy có đến hơn một vạn lời. Vua Thế-tổ xem rất lấy làm khen. Nhân vì Hứa Hành lắm bệnh, vua cho cứ năm ngày phải vào phủ Trung-thư một lần, sau xin cáo về.

Đến năm Chí-nguyên thứ bảy (1271) lại được triệu vào Kinh để cùng với Diêu Khu định rõ triều nghi. Năm sau ông được cử làm chức Tập-hiền đại-học-sĩ, kiêm chức