Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/210

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

208
NHO-GIÁO


Kinh và các sách truyện-ký không thấy mấy chỗ nói đến chữ lý 理. Nay thì đến kẻ chí ngu trái ngược càn-rỡ, có xử-đoán việc gì hay trách mắng người nào không bao giờ là không nói đến lý. Từ đời nhà Tống về sau mới tập thành thói quen, cho lý như là một vật của Trời phú cho mà đủ ở tâm, rồi hễ có việc gì thì lấy cái ý-kiến của tâm mà đối-phó, thành ra người nào có phụ khí, hoặc cậy thế, lại thêm có mồm miệng giảo-hoạt, thì lý rõ; người nào sức yếu, khí nhát, mồm miệng không được giảo-hoạt, thì lý khuất.» Thiết tưởng trong các Kinh Truyện không hay nói đến lý, song cái ý vẫn cho vạn vật sở dĩ hiểu biết là nhờ có cái phần thiêng-liêng sáng-suốt cùng đồng một thể khắp cả trong vũ-trụ. Tống-nho dùng chữ lý để gọi cái phần thiêng-liêng sáng-suốt ấy, không phải là bịa đặt ra một điều không có trong Kinh Truyện, mà chính là Tống-nho đã hiểu được đến phần cao thâm của Nho-giáo. Nay Đái Đông-nguyên thấy người đời dùng bậy chữ lý, mà đổ lỗi cho Tống-nho, thì thật là cái ý-kiến của ông thiên, và cái học của ông không đến vậy.

Chủ-ý của Đái Đông-nguyên là muốn trừ hai cái tệ của Nho-học thuở ấy, là cho Phật lẫn với Nho, và bỏ dục nói lý, cho nên về sau ông làm ba thiên Nguyên-thiện 原 善 và sách Mạnh-tử tự nghĩa sớ chứng 孟 子 字 義 疏 證