Bước tới nội dung

Trang:Nho giáo 4 Trần Trọng Kim.pdf/213

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

211
NHO-GIÁO


là mình không có dục, thì nghĩ không có hổ thẹn điều gì cả. Cái gì mà ý-kiến của mình đã cho là không phải, thì bảo người ta tự bỏ mất cái lý.» — « Đã tiệt-nhiên phân lý với dục ra làm hai, trị mình thì lấy những điều không phải là dục làm lý, trị người ắt cũng phải lấy những điều không phải là dục làm lý, đem cái cảm-xúc của những thường tình ẩn khúc, như đói rét, sầu oán, ăn uống, trai gái, cho là nhân-dục, rất đáng khinh. Khinh cái đáng khinh là ta trọng thiên-lý vậy, trọng công-nghĩa vậy. Lời nói rất đẹp, nhưng dùng ra để trị người thì làm cái vạ cho người. Đến khi kẻ dưới lấy điều khi-trá mà ứng-phó với người trên, thì bảo là bất thiện. Ấy là bởi sự phân-biệt ra lý và dục, khiến khắp cả mọi người trong thiên-hạ đều biến ra trá-ngụy cả. Cái vạ đó kể sao cho xiết! »

Đái Đông-nguyên đã công-kích cái thuyết thiên-lý và nhân-dục, tất phải tìm cái phương-thế khác để bổ cứu cái tệ của người đời bấy giờ. Ông cho cái thiên-đạo là âm dương và ngũ hành. Người ta sinh ra, chịu một phần âm dương và ngũ hành để làm tính, bởi thế mới có huyết, khí, tâm, tri. Có huyết và khí, ấy là có lòng dục; có tâm và tri, ấy là có tình có tri. Cái mà cấp đủ cho cái dục là thanh, sắc, xú, vị, nhân đó mà có cái yêu, cái sợ. Cái mà phát ra ở tình là: hỉ, nộ, ai, lạc, nhân đó mà